Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Chiêu trò lừa đảo mới: Tuyển 'CTV online' cho sàn thương mại điện tử

Phạm Hữu Thành
13/05/22
anh dau bai
Ảnh minh họa (nguồn: Vietq)

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử. Thông tin này mình vừa đọc trên trang ICTnews, thấy hữu ích nên chia sẻ cùng mọi người.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này nhận được nhiều email và cuộc gọi phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram... để tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

canh bao
Đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội để tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng (nguồn: Báo Thanh tra)

Cụ thể, theo phản ánh, sau khi trao đổi và người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ, các đối tượng lừa đảo hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng. Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo yêu cầu cộng tác viên phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước, với hứa hẹn sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.

Ban đầu, đối tượng lừa đảo gửi cho nạn nhân đường link sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… có giá trị từ vài trăm nghìn, vài triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng và yêu cầu cộng tác viên thực hiện các bước gồm: Xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty.

Ở những nhiệm vụ đầu tiên, với các đơn hàng có giá trị nhỏ, cộng tác viên sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng.

canh giac
Mọi người cần cảnh giác với các lời chào mời "kiếm tiền dễ dàng" (nguồn: Công an Nhân dân)

Cứ như vậy, quá trình trên tiếp diễn cho đến khi cộng tác viên làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng) và không còn khả năng chuyển tiền. Lúc này, đối tượng lừa đảo lấy lý do công ty đang bảo trì hệ thống hoặc các lý do khác để từ chối không gửi lại tiền hàng và tiền hoa hồng cho cộng tác viên, đồng thời yêu cầu cộng tác viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Cộng tác viên tiếp tục được hứa hẹn sẽ nhận tiền gốc và hoa hồng hoặc bị chặn đầu mối liên hệ, khi đó nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.

Đại diện Trung tâm NCSC nhận định, thủ đoạn lừa đảo kể trên chủ yếu lợi dụng uy tín của các sàn thương mại điện tử để lấy lòng tin của những người đang có nhu cầu làm thêm và đánh vào lòng tham của con người để dẫn dụ các nạn nhân “sập bẫy”.

thuong mai dien tu
Mọi người cần hiểu rõ các mô hình kinh doanh phổ biến trên các trang mạng (nguồn: SaleKit)

Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát, bị chiếm đoạt tài sản, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online.

Đồng thời, người dân cũng cần thường xuyên chia sẻ, cảnh báo với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng dưới hình thức tuyển cộng tác viên online.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, tình hình lừa đảo trực tuyến trở nên vô cùng phức tạp với những con số thiệt hại ngày càng lớn, từ các thẻ cào mệnh giá vài trăm ngàn đồng nạp cho kẻ giả mạo đến hàng trăm triệu đồng chuyển khoản ngân hàng vì tin rằng người thân đang gặp sự cố khẩn cấp.

an toan
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (nguồn: Công an Nhân dân)

Thực tế, đã có những nạn nhân bị thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng vì rơi vào bẫy lừa đảo qua email, điện thoại hoặc các hình thức lừa đảo trực tuyến như kêu gọi đầu tư tài chính online.

Lừa đảo trực tuyến tăng mạnh từ khi các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, theo Trung tâm NCSC, chỉ riêng trong năm 2021, đã có hơn 1.000 website lừa đảo trực tuyến, giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính đã bị đơn vị này ngăn chặn, xử lý.

Thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã thường xuyên có cảnh báo tới người dùng, đồng thời xây dựng cổng thông tin cảnh báo để người dân cùng chung tay phát hiện sớm các website lừa đảo nhằm kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, về lâu dài, để giúp người dân có thể nhận biết, chủ động tránh được lừa đảo trên mạng, Cục An toàn thông tin đã triển khai Hệ sinh thái tín nhiệm mạng cho phép người dùng nhận biết được các thông tin tin cậy về website, email, số điện thoại… của tổ chức cần tìm kiếm.

lua dao
Có rất nhiều website lừa đảo trực tuyến hiện nay (nguồn: Unica)

Cũng để góp phần giải quyết vấn nạn lừa đảo trực tuyến, đầu tháng 4, Trung tâm NCSC và Google đã hợp tác cho ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng.

Trang web này cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời đưa ra những “nguyên tắc vàng” trong hành xử để giúp người dân tự ngăn chặn, bảo vệ mình.

Thời đại công nghệ cao, để có thể tránh các chiêu trò "lừa đảo" bạn nên thường xuyên đọc và tra cứu thông tin qua Internet. Do đó bạn hãy lựa chọn những mẫu điện thoại 5G để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại, mua ngay điện thoại giá tốt tại Thế Giới Di Động bằng cách nhấp vào nút cam bên dưới nhé!

MUA SMARTPHONE HỖ TRỢ 5G TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Xem thêm:

Biên tập bởi Nguyễn Quý Nghiêm
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...