Cảnh báo: Chiêu trò khiến người bị lừa tiếp tục... sập bẫy lừa
Cục An toàn thông tin cho biết 100% các hội nhóm "lấy lại tiền bị lừa" đều có dấu hiệu lừa đảo và nhiều người đã sập bẫy chiêu này, theo VnExpress đưa tin.
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cuối tuần qua đưa ra cảnh báo về tình trạng người dân sau khi mắc bẫy bởi các chiêu lừa đảo trên mạng lại tiếp tục bị mất thêm tiền bởi trò mạo danh giúp lấy lại tiền.
Cục cho biết các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều cảnh báo, đồng thời người dân cũng nâng cao cảnh giác, nhưng vấn nạn vẫn không giảm. Cuối tháng 12 năm ngoái, một trường hợp đã mất 100 triệu đồng. Thậm chí, theo Cục An toàn thông tin, có người trình báo số tiền bị mất lên tới hàng tỷ đồng.
Kẻ gian thường tiếp cận nạn nhân thông qua mạng xã hội. Thời gian qua, trên Facebook xuất hiện hàng loạt hội nhóm với những tên như "Tiếp nhận thông tin thu hồi vốn treo", "Lấy lại tiền bị lừa qua mạng". Những bình luận quảng cáo về dịch vụ này cũng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Khi có người liên hệ, kẻ gian yêu cầu họ gửi giấy tờ chứng minh bị lừa và đóng tiền phí ban đầu khoảng 3-5 triệu đồng với lý do "tra soát thông tin". Chúng sau đó sẽ lấy nhiều lý do để thuyết phục nạn nhân nộp thêm tiền, nhưng thực chất là lừa để chiếm đoạt.
Theo Cục An toàn thông tin, điểm chung của hình thức này là đều đưa ra các mức phí và giới thiệu có mối quan hệ thân thiết với cơ quan chức năng của Việt Nam. Các hội nhóm thường xuất hiện cùng trang web có giao diện tương tự đơn vị thuộc Bộ Công an, văn phòng luật, luật sư. Trong phần bình luận, một số tài khoản ảo khoe "đã lấy lại tiền thành công".
"Các bình luận, tin nhắn nói lấy được tiền hoàn toàn là kịch bản của chúng và 100% các hội nhóm "lấy lại tiền lừa đảo" và "thu hồi nợ treo" đều có dấu hiệu lừa đảo", thông báo của Cục khẳng định. Dù chiêu thức này được không mới, kịch bản dẫn dụ tinh vi khiến nhiều người dùng mạng xã hội vẫn sập bẫy.
Theo các chuyên gia về mạng xã hội, kẻ gian lợi dụng tình trạng nhiều người bị lừa qua mạng bởi những chiêu như làm cộng tác viên, làm nhiệm vụ, đầu tư. Khi bị mất tiền, nạn nhân thường hoảng sợ và tìm kiếm sự hỗ trợ. Đánh vào tâm lý này, kẻ xấu đã mạo danh để lừa nạn nhân lần thứ hai. Nhiều tài khoản thậm chí chạy quảng cáo để tăng khả năng tiếp cận người dùng.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ; khi có cuộc gọi lạ hoặc tiếp xúc với hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, tuyệt đối không thực hiện giao dịch chuyển tiền khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính.
"Nếu chẳng may là bị hại của một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần bình tĩnh, liên hệ với cơ quan công an gần nhất để làm các thủ tục trình báo", Cục cho hay. Các bạn có kinh nghiệm gì để phòng tránh sập bẫy lừa đảo không?
Mời bạn tham khảo thêm nhiều mẫu điện thoại hỗ trợ 5G chính hãng với giá ưu đãi tại Thế Giới Di Động để luôn cập nhật tin tức mới về công nghệ, bảo mật, smartphone,... Click vào nút cam bên dưới để xem chi tiết!
SẮM NGAY SMARTPHONE HỖ TRỢ 5G GIÁ TỐT
Theo dõi 24h Công Nghệ trên Google News để cập nhật các thông tin công nghệ mới và hữu ích nhất. Mời các bạn bấm vào nút cam bên dưới.
THEO DÕI TGDĐ TRÊN GOOGLE NEWS
Xem thêm:
- Xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo việc làm thêm gần tết 2024
- Cảnh báo lừa đảo nhận làm CCCD gắn chip giả nhằm đánh cắp thông tin
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.