Tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài bao lâu? CEO Qualcomm lạc quan, còn CEO Intel và ARM lại 'buồn chẳng thèm nói'
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, chuỗi cung ứng luôn bị thiếu hụt và khó lòng sản xuất các bộ phận đúng tiến độ cũng như đủ số lượng. Vậy tình trạng thiếu chip sẽ còn kéo dài bao lâu nữa? Chúng ta hãy cùng nghe các chuyên gia trong ngành dự đoán.
Tình trạng thiếu chip kéo dài bao lâu?
Một trong những vấn đề nhức nhối đối với các nhà sản xuất điện tử là tình trạng thiếu chip. Khi nào thì giai đoạn không thuận lợi sẽ kết thúc? Các dự đoán được đưa ra thường khác nhau, đơn cử như Chủ tịch kiêm CEO Qualcomm, ông Cristiano Amon cho rằng tình hình này sẽ sớm được cải thiện vào năm 2022.
Tuy nhiên, tuyên bố của CEO Qualcomm lại trái ngược với dự đoán của các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghiệp bán dẫn. Theo đó, CEO Intel - ông Pat Gelsinger tin rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ tiếp tục diễn ra cho đến năm 2023. Thậm chí CEO ARM - Simon Segars còn bi quan hơn khi cho rằng tình trạng thiếu chip không những không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều nhà sản xuất smartphone không thể mua đủ bộ vi xử lý từ Qualcomm, điều này đã ảnh hưởng đến việc sản xuất smartphone của các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). Samsung cũng không ngoại lệ khi giám đốc mảng di động Roh Tae Moon và giám đốc mua hàng đã đến Mỹ vào giữa năm để gặp gỡ các công ty chip nhằm đảm bảo thêm nguồn cung.
Do khan hàng, các nhà sản xuất bắt đầu tăng giá bộ vi xử lý
MediaTek là một trong những nhà cung cấp chip lớn nhất cho smartphone, buộc phải tăng giá sản phẩm của mình. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt linh kiện điện tử trên toàn cầu; đánh vào nhiều ngành khác nhau, bao gồm máy tính, smartphone, máy chủ và thiết bị mạng, ô tô,...
Có thông tin cho rằng việc tăng giá đã ảnh hưởng đến bộ vi xử lý dành cho smartphone hỗ trợ 4G (tăng 15%) và 5G (tăng 5%). Ngoài ra, MediaTek trước đó đã tăng giá các chip hỗ trợ Wi-Fi.
Theo ghi nhận, việc tăng giá các sản phẩm của MediaTek một phần là do chi phí sản xuất từ công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) cao hơn.
Báo cáo trước đó của Strategy Analytics cho biết, Qualcomm dẫn đầu thị trường vi xử lý smartphone toàn cầu, chiếm 36% thị phần toàn ngành. Ở vị trí thứ hai là MediaTek với khoảng 29% thị phần, còn Apple đứng TOP 3 với 21% thị phần (tính đến quý 2/2021).
Bạn nghĩ tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài bao lâu nữa? Tuy thị trường đang thiếu chip, nhưng hiện vẫn còn nhiều smartphone dùng chip chơi game được giảm giá rất tốt tại Thế Giới Di Động, các bạn có thể tham khảo bằng cách click vào nút màu cam bên dưới.
ĐẶT MUA SMARTPHONE CHƠI GAME GIÁ TỐT
Nguồn: Gizchina
Xem thêm:
- Qualcomm ra mắt Snapdragon G3x Gen 1 hỗ trợ cho máy chơi game cầm tay
- Dimensity 7000 lộ thông số kỹ thuật, sẽ cạnh tranh với Snapdragon 870
- Snapdragon G3X Handheld Developer Kit có gì mới: Máy chơi game cực xịn
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.