Ống kính tele rất hữu ích nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm, đó là gì?
Hiện nay, hầu hết smartphone của các nhà sản xuất lớn như Apple, Samsung, LG, hay Huawei đều được trang bị ít nhất là 2 camera ở mặt sau để người dùng tự do sáng tạo những bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, những ống kính bổ sung này chưa hẳn là tốt nhất. Như ống kính tele rất hữu ích trong một vài trường nhưng vẫn còn khuyết điểm.
Ống kính tele dùng để làm gì?
Ống kính tele trên smartphone cho phép người dùng có thể phóng to đối tượng chụp mà không làm giảm chất lượng hình ảnh như zoom kỹ thuật số. Bên cạnh đó, ống kính tele còn có trường nhìn hẹp hơn, giúp nó trở nên lý tưởng khi chụp chân dung vì hình ảnh ít biến dạng hơn và nền ít nhiễu hơn.
Những hạn chế của ống kính tele ở thời điểm hiện tại
1. Ống kính tele không thực hiện được zoom quang học
Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, ống kính được chia thành hai loại gồm ống kính zoom và ống kính tiêu cự. Ống kính zoom bao gồm thấu kính có thể di chuyển để phóng to đối tượng - đây gọi là zoom quang học. Ngược lại, ống kính tiêu cự được đặt cố định và không thể zoom quang.
Tất cả các camera trong smartphone, bao gồm cả ống kính tele, đều sử dụng ống kính tiêu cự vì có kích thước nhỏ và dễ chế tạo hơn. Người dùng có thể zoom bằng ống kính tele thay vì dùng ống kính chính nhưng chỉ ở một điểm cố định.
Điều này có nghĩa là nếu điện thoại có khả năng zoom 2X, những hình ảnh chụp từ 1X -> 1.9X đều sử dụng phóng to kỹ thuật số. Chỉ những hình ảnh được zoom 2X trở lên mới tận dụng được ống kính tele. Vì thế ống kính tele không phải lúc nào cũng được dùng khi zoom.
2. Ống kính tele hiếm khi hoạt động trong điều kiện thiếu sáng
Hầu hết các trường hợp, cảm biến camera có kích thước lớn hơn là cảm biến tốt hơn. Diện tích bề mặt lớn hơn cho phép cảm biến hấp thụ nhiều ánh sáng hơn, làm cho hình ảnh thu được có nhiều chi tiết và ít nhiễu hơn. Nhưng ống kính tele thường là cảm biến kích thước nhỏ nên nó thu được ít ánh sáng và dễ bị nhiễu.
Các nhà sản xuất phải sử dụng cảm biến kích thước nhỏ để đạt đến mức phóng đại yêu cầu mà không khiến mô-đun camera bị nhô ra quá nhiều. Vì thế, ống kính tele hiếm khi hoạt động trong điều kiện thiếu sáng.
Khi phần mềm camera nhận thấy ánh sáng không đủ, nó sẽ không sử dụng ống kính tele để zoom. Thay vào đó, nó sẽ sử dụng zoom kỹ thuật số của ống kính chính. Người dùng rất khó nhận ra được trừ khi để ý kỹ hơn đến chất lượng hình ảnh thu được.
3. Ống kính tele không thể lấy nét ở khoảng cách gần
Các camera smartphone thông thường có thể lấy nét của đối tượng cách nó khoảng 8 cm, tuy nhiên ống kính tele lại yêu cầu khoảng cách so với đối tượng phải lên đến 30 – 60 cm để có thể lấy nét. Nếu đến quá gần đối tượng, điện thoại chỉ thực hiện thu phóng kỹ thuật số của cảm biến chính thay vì sử dụng ống kính tele.
Lời kết
Tuy ống kính tele và các ống kính bổ sung vẫn có những giới hạn nhất định nhưng việc bổ sung thêm nhiều ống kính có thể cải thiện tiềm năng nhiếp ảnh của smartphone mà không cần thay đổi thiết kế của nó.
Và cũng nhờ những ống kính bổ sung này mà người dùng có thể có được những bức ảnh đẹp lung linh như ảnh chụp từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Nguồn: PhoneArena
Xem thêm: Camera 100MP trên smartphone: Ý tưởng cần vượt qua nhiều thách thức!
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.