Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng Windows 10 phiên bản nào là phù hợp nhất? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này
Được cập nhập thường xuyên, Windows 10 của Microsoft là hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất cho máy tính bàn, laptop. Với giao diện đơn giản tương thích với hầu hết các phần mềm tiện ích hiện nay, Windows 10 phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
Chỉ riêng trên PC đã bao gồm: Windows 10 Home - Windows 10 Pro - Windows 10 Enterprise - Window Education,… và hai phiên bản dành cho điện thoại di động là: Windows 10 Mobile và Windows 10 Mobile Enterprise.
Bạn đã biết hết những điểm khác biệt của các phiên bản này chưa, chọn phiên bản nào cho phù hợp với nhu cầu, cùng mình giải đáp trong bài viết này nhé!
Cùng xem các chức năng của Windows 10 Home
Windows 10 Home là phiên bản cơ bản của Windows 10. Nó đi kèm với một số tính năng mới, bao gồm Start Menu cải tiến. Microsoft quyết định loại bỏ Start Menu trong Windows 8 từ ba năm trước, nhưng theo yêu cầu của người dùng, tính năng này đã được đem trở lại trên hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân.
Bạn cũng sẽ có phiên bản chính thức của cô nàng trợ lý ảo Cortana, vốn trước đây chỉ có độc quyền trên Windows Phone. Ngoài ra, bản Home cũng được trang bị các tính năng tiết kiệm pin Battery Saver, hỗ trợ TPM, và tính năng bảo mật sinh trắc học mới Windows Hello.
Battery Saver là tính năng giúp làm cho hệ thống sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Nó hoạt động bằng cách hạn chế các ứng dụng chạy ngầm trên thiết bị. TPM là một con chíp (hoặc vi mạch) cung cấp chức năng bảo mật nâng cao. Rất nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ đã cài đặt chip TPM trên thiết bị của họ. Microsoft cho biết, nếu bo mạch chủ của bạn có chip đó, chắc chắn Windows 10 Home sẽ hỗ trợ nó.
Người dùng gia đình cũng có thể sử dụng các tùy chọn Desktop ảo hóa hoàn toàn mới, và tính năng Snap hỗ trợ lên đến tối đa 4 ứng dụng trên một màn hình. Hơn nữa, Windows 10 Home đi kèm với Continuum, một tính năng hàng đầu của Windows 10 cho phép bạn nhanh chóng chuyển từ chế độ desktop sang chế độ máy tính bảng. Bạn cũng có Microsoft Edge - trình duyệt mới toanh của Microsoft trong "làng" các trình duyệt web.
Phiên bản Home cũng hỗ trợ Windows Update - giúp tự động cập nhật từ Microsoft - và cung cấp các biện pháp bảo vệ máy tính như Microsoft Passport. Với Windows 10 Home, bạn sẽ có các tính năng trên mà không phải trả nhiều tiền hơn so với bản Basic của các phiên bản Windows khác hiện tại.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn máy tính của mình được bảo vệ mạnh mẽ hơn, hoặc nếu công việc đòi hỏi bạn phải có các tính năng như hỗ trợ chuyên sâu cho các ứng dụng doanh nghiệp, thì phiên bản Home có thể chưa đáp ứng tốt những mong muốn ấy, và bạn có lẽ nên đến với phiên bản Pro.
Những gì bạn nhận được với Windows 10 Pro
Ngoài tất cả các tính năng của phiên bản Home, Windows 10 Pro còn cung cấp khả năng kết nối và công cụ bảo mật chuyên nghiệp như Domain Join, Group Policy Management, Bitlocker, Chế độ Enterprise trong Internet Explorer (EMIE), Assigned Access 8.1, Remote Desktop, Client Hyper-V, and Direct Access.
Assigned Access 8.1 cho phép bạn khóa các tài khoản người dùng và ngăn chặn họ mở các ứng dụng cụ thể. BitLocker là một trong những công cụ mã hóa ổ đĩa mạnh nhất trên Windows. Nó cho phép bạn mã hóa cả ổ đĩa USB gắn ngoài. Windows 10 Pro còn đem đến các công cụ giúp tạo kết nối liền mạch khi bạn tham gia vào Azure Active Directory. Hơn nữa, với bản Pro bạn sẽ nhận được Business Store dành cho Windows 10. Vậy, bạn sẽ chọn bản Pro hay bản Home?
Hãy cùng chúng mình cân nhắc: Bạn có cần đến các tính năng nâng cao, ví dụ như Client Hyper-V (một giải pháp ảo hóa được tích hợp trong Windows)? Liệu công việc của bạn có yêu cầu phải kết nối đến một domain Windows hay không? Nếu câu trả lời là có, thì Windows 10 Pro dành cho bạn. Còn không Windows 10 Home chính là những bạn gì bạn cần.
Các phiên bản khác ngoài Home và Pro
Trong khi Windows 10 Home và Pro được định hướng trực tiếp đến người dùng cơ bản, những biến thể khác như Windows 10 Enterprise nhắm tới các doanh nghiệp và Windows 10 Education dành cho học sinh, sinh viên.
Bản doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cỡ vừa và lớn. Nó đi kèm với các tính năng thậm chí còn chuyên sâu hơn như Device Guard - giúp công ty có khả năng khóa thiết bị. Không giống như hai bản Windows 10 Home và Pro, phiên bản Enterprise sẽ không có sẵn trên kệ trong các cửa hàng bán lẻ. Thay vào đó, nó sẽ được bán thông qua volume license (cấp phép số lượng).
Phiên bản Windows 10 Education Edition dành cho giáo dục được thiết kế cho các trường học, học sinh, giáo viên, nhân viên và các quản trị viên. Nó đi kèm với hầu hết các tính năng của phiên bản Enterprise. Nó cũng sẽ không có sẵn tại các cửa hàng bán lẻ, nhưng sẽ được phát hành thông qua cấp phép số lượng trong trường.
Chúng ta còn có Windows 10 Mobile, và Windows 10 Mobile Enterprise là các phiên bản dành cho thiết bị di động. Như tên của chúng cho thấy, cả hai đều được thiết kế dành riêng cho các điện thoại thông minh và các nền tảng không phải là máy tính để bàn.
Các bạn đã hiểu đầy đủ về các phiên bản Windows 10 chưa? Hãy để lại những ý kiến tại mục bình luận bên dưới nhé!
Hết hàng tạm thời
Xem đặc điểm nổi bật
- Ngôn ngữ: Nhiều ngôn ngữ
- Dùng cho: Windows
Hết hàng tạm thời
Xem đặc điểm nổi bật
- Ngôn ngữ: Nhiều ngôn ngữ
- Dùng cho: Windows
Xem thêm: Microsoft Pluton ra mắt: Chip bảo mật mới cho PC chạy Windows, tự tin bất khả xâm phạm trước hacker
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.