Logo thời 'ngố tàu' ít ai biết của 6 hãng công nghệ lớn
Logo quả táo khuyết của Apple ngày nay trở thành một trong những biểu tượng không thể lầm lẫn trong thế giới công nghệ nhưng ở những năm đầu tiên khi mới thành lập công ty, logo của nhà táo lại trông khá hàn lâm và liên quan đến một định luật thú vị của khoa học.
1. Apple
Logo đầu tiên của Apple ra mắt vào năm 1976, nó trông giống như một trang bản thảo của một quyển sách khoa học ở thế kỷ 17. Thực ra nó miêu tả Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây táo, và sau đó ông phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi bị một trái táo rơi vào đầu. Logo này được Ronald Wayne, một nhà đồng sáng lập của Apple tạo ra, nhưng sau đó ông lại từ bỏ 10 % cổ phiếu của Apple để đổi lấy 800 USD và rời khỏi công ty chỉ sau 2 tuần được chia cổ phiếu.
Logo ban đầu của Apple
2. Microsoft
Thay vì dòng chữ Microsoft dính liền đẹp mắt như ngày nay, logo Microsoft vào thời kỳ đầu trông rất mềm mại và lại chia ra thành hai chữ riêng. Nguyên nhân là do lúc bấy giờ (thập niên 70 của thế kỷ 20) logo dạng uốn lượn khá được ưa chuộng và Microsoft muốn mọi người thấy rằng công ty này gồm hai mảng là vi máy tính (Microcomputer) và phần mềm (Software).
Logo Microsoft trông khá mềm mại
3. IBM
Trước khi Apple và Microsoft xuất hiện, vào năm 1888 IBM ra đời và nổi tiếng với các thiết bị chấm công, cân trọng lượng, máy thái thịt nhưng lúc đó công ty này có tên là International Time Recording Company. Sau đó vào năm 1924, International Time Recording Company mới được đổi tên thành International Business Machines (IBM) và logo mới mà họ sử dụng có kiểu dáng như hình bên dưới.
Logo IBM hình quả địa cầu
4. Canon
Một thập kỷ sau khi IBM xuất hiện, vào năm 1934, hai nhà phát minh Nhật Bản đã tạo ra một máy ảnh và họ gọi nó là Kwanon theo tên một vị Bồ Tát trong Phật Giáo. Do đó logo Kwanon ban đầu cũng là biểu tượng một vị Bồ Tát nghìn tay được bao quanh bởi ngọn lửa. Sau đó, các nhà sáng chế đơn giản hóa thương hiệu Kwanon thành Canon với dòng chữ đỏ như ngày nay.
Logo đậm chất tôn giáo của Canon
5. Motorola
Năm 1930, Công ty Cổ phần Galvin Manufacturing Corporation có trụ sở tại Chicago phát sóng một đài radio dành cho xe hơi có tên là Motorola, tên gọi này được kết hợp từ từ 'Motor' và 'ola' - một âm khá phổ biến ở vùng Chicago. Nhưng sự thành công của đài Motorola khiến giám đốc Paul Galvin của công ty Galvin Manufacturing Corporation quyết định thay đổi tên công ty của ông thành Motorola.
Logo Motorola thời còn là đài Radio
6. Nokia
Mọi người biết đến logo Nokia và thương hiệu này chỉ thông qua các thiết bị điện tử nhưng ít ai biết rằng Nokia ban đầu là một công ty sản xuất bột giấy.
Logo Nokia có liên quan đến một con sông
Lịch sử của Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi kĩ sư người Phần Lan Fredrik Idestam cho xây dựng một nhà máy chế biến gỗ giấy công nghiệp bên bờ thác ghềnh Tammerkoski chảy qua thị trấn Tampere miền tây nam Phần Lan thuộc Đế quốc Nga và bắt đầu sản xuất giấy.
Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng thủy năng từ con sông nơi đây. Vào năm 1871, với sự giúp đỡ của người bạn thân Leo Mechelin, ông đổi tên và điều chỉnh lại cơ cấu công ty, qua đó cái tên Nokia được thành lập và tồn tại cho đến tận ngày nay.
Thegioididong (Theo Thenextweb)
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.