Tại sự kiện Triển lãm Di động Thế giới MWC 2023, Qualcomm và tập đoàn công nghệ Thales đã chính thức công bố rằng họ sẽ đưa vào vận hành công nghệ iSIM trên các mẫu smartphone mới trong tương lai, song hành cùng thẻ SIM vật lý và công nghệ eSIM. Vậy công nghệ iSIM là gì? iSIM có những điểm khác biệt gì so với các công nghệ SIM truyền thống? iSIM và eSIM thì cái nào tốt hơn? Cùng mình tìm hiểu về iSIM thông qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
- [MWC2023] Nhiều hãng Android đang phát triển tính năng kết nối vệ tinh
- Cách tra thông tin thuê bao Viettel-Vina-Mobi để tránh bị khoá SIM
Công nghệ iSIM là gì?
Quay về năm 2016 thì đây chính là thời điểm mà công nghệ eSIM ra đời. Dành cho các bạn chưa biết thì eSIM là một dạng SIM điện tử được tích hợp ngay trên bo mạch chủ của smartphone thông qua một con chip, sở hữu đầy đủ những tính năng của một thẻ SIM vật lý thông thường. Đến với iSIM, đây cũng là một công nghệ SIM tích hợp nhưng không thông qua chip mà sẽ được thiết kế bên trong vi xử lý trung tâm. Do đó mà iSIM sẽ có kích thước rất nhỏ (chỉ khoảng 1 mm vuông) nên sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các công nghệ SIM trước đây.
Trong khi thẻ SIM vật lý vẫn còn đang rất phổ biến và eSIM đang có những bước tiến không mấy nổi bật trong việc phổ biến rộng rãi, việc iSIM ra đời đã tạo nên một sự đột phá cả về công nghệ kết nối lẫn thiết kế. Công nghệ SIM mới này sẽ tối ưu chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất OEM cũng như mang đến cho người dùng những trải nghiệm kết nối rộng rãi hơn.
Công nghệ iSIM ưu, nhược điểm gì so với SIM vật lý và eSIM
Về ưu điểm, mình đã đề cập rằng iSIM là một công nghệ SIM mới có cấu tạo theo dạng modem tích hợp ngay trên các vi xử lý với kích thước rất nhỏ nên sẽ giải quyết được vấn đề diện tích và quy cách sắp xếp các linh kiện trên bo mạch chủ của thiết bị. Từ đó mà các nhà sản xuất OEM có thể tập trung tối ưu hiệu suất cũng như chi phí gia công các linh kiện chuyên dụng. Bên cạnh đó, việc iSIM được tích hợp sẵn trên con chip có nghĩa là smartphone sẽ không có khe cắm SIM, vì vậy mà thiết bị sẽ được tăng cường khả năng kháng bụi và nước.
Ngoài ra, nhờ vào việc được tích hợp lên vi xử lý trung tâm mà iSIM còn có lợi thế hơn về mặt bảo mật, do đó mà các tin tặc (hacker) sẽ không thể lợi dụng lỗ hổng của SIM vật lý hoặc eSIM để truy cập vào dữ liệu cũng như can thiệp vào phần cứng của thiết bị. Thông qua đó thì các nhà sản xuất OEM có thể bảo vệ vi xử lý, chống đánh cắp thông tin cũng như hạn chế tối đa các hành vi gây rối phần mềm hay phần cứng mạng.
Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ cung ứng chuỗi thông tin liên lạc theo tiêu chuẩn GSMA, iSIM cũng có thể được dùng để để hợp nhất các tính năng vào trong một modem duy nhất nhằm phục vụ cho các dịch vụ hàng ngày như giao tiếp giữa các thiết bị qua NFC. Thậm chí là iSIM còn được sử dụng để thay thế cho hàng loạt giấy tờ phức tạp như bằng lái, chứng minh, hộ chiếu,...
Tuy mang nhiều ưu điểm nổi trội nhưng iSIM cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Giống như công nghệ eSIM, người dùng iSIM cũng chỉ được cung cấp thông tin với một thuê bao duy nhất nên việc thay đổi hoặc cập nhật thông tin sẽ phức tạp hơn so với SIM vật lý truyền thống. Do đó mà chúng ta cần phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ nếu có nhu cầu đổi số thuê bao trên thiết bị.
Công nghệ iSIM được tích hợp trên các thiết bị nào?
Theo trang GadgetMatch trích từ công bố của Qualcomm, sau một thời gian dài thử nghiệm thì công nghệ iSIM đã sẵn sàng đi vào hoạt động với tất cả thiết bị smartphone sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 2 và có thể sẽ tiếp tục được tích hợp ở những thế hệ chip Snapdragon sau này. Hơn nữa, Qualcomm còn kỳ vọng đến năm 2027 sẽ có hơn 300 triệu smartphone trên thế giới sẽ được phổ cập công nghệ tiên tiến này.
Ngoài smartphone, iSIM còn là một trong những nền tảng góp phần vào sự phát triển của kết nối IoT (Internet of Thing - Internet vạn vật), cho phép các nhà sản xuất OEM có thể tích hợp SIM lên mọi thiết bị như laptop, thiết bị VR, thiết bị IoT, thiết bị đeo thông minh,... Điều này nhằm cung cấp cho người dùng một dịch vụ duy nhất nhưng có thể quản lý đồng thời nhiều thiết bị.
Tổng kết
Nhìn chung, iSIM là một công nghệ mới có tiềm năng phát triển rất lớn, mang đến nhiều lợi ích về mặt phần cứng và tính năng hơn so với SIM vật lí lẫn eSIM. Tuy nhiên, iSIM vẫn còn đang rất mới nên trong quá trình khai thác có thể sẽ phát sinh một số lỗi không mong muốn, đồng thời cũng phải mất khá nhiều thời gian để việc phổ cập công nghệ này lên các sản phẩm thương mại một cách rộng rãi ở mọi phân khúc giá thành.
Vậy bạn có suy nghĩ gì về công nghệ iSIM? Hãy bày tỏ quan điểm ở phần bình luận bên dưới bài viết để mọi người cùng được biết nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của mình.
Ngoài ra, tại Thế Giới Di Động đang bán nhiều điện thoại có mức giá hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo bằng cách bấm vào nút màu cam bên dưới nhé!
MUA ĐIỆN THOẠI GIÁ HẤP DẪN TẠI TGDĐ
Xem thêm: Các flagship mới của Xiaomi sẽ được nâng cấp về tính năng này
Bài viết liên quan
-
Tất tần tật cấu hình và giá bán của OPPO Reno13 5G tại Việt Nam
3 ngày trước -
Samsung chính thức xác nhận sự kiện Galaxy Unpacked 2025, lên lịch ngay nào!
3 ngày trước -
OPPO Reno13 F có cấu hình và giá bán ra sao? Tìm hiểu ngay ở bài viết này!
5 ngày trước -
Dòng Samsung Galaxy S25 sẽ mang đến nhiều tính năng AI đầy mới lạ
5 ngày trước -
Samsung và Google hợp tác tạo ra tiêu chuẩn âm thanh Eclipsa Audio mới
5 ngày trước -
Hãy cùng điểm qua cấu hình, giá bán và thiết kế của Redmi Watch 5 vừa được ra mắt tại Việt Nam
6 ngày trước
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.