Hiệu quả của 6 loại vắc xin được Bộ Y Tế phê duyệt như thế nào? Loại nào cũng tốt, xem ngay để yên tâm mà tiêm ngừa nhé!
Hiện tại, ở Việt Nam đã có 6 loại vắc xin Covid-19 (có thể sẽ có nhiều hơn vào thời gian tới) được Bộ Y tế phê duyệt đủ điều kiện an toàn để tiêm cho người dân bao gồm: Comirnaty (hay còn gọi là Pfizer), AstraZeneca, Vero Cell, SPUTNIK V, Moderna và Janssen. Vậy hiệu quả của vắc xin này như thế nào?
Hiệu quả của vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam
Đối với vắc xin Comirnaty (Pfizer), theo CDC, dựa trên dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp, vắc xin Pfizer-BioNTech, hoặc BNT162b2, đã được chứng minh là có hiệu quả 95% trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang diễn ra.
Loại thứ 2 là vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới - AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vắc xin của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 76%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng.
Thứ 3 là vắc xin Vero Cell, theo Cổng thông tin của Bộ Y tế ngày 7/5/2021, vắc xin Vero Cell Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.1%, trở thành vắc xin thứ 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
SPUTNIK V có nguồn gốc từ Nga, đây là vắc xin dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới. Sputnik V được đặt tên theo một vệ tinh nhân tạo đầu tiên do Liên Xô chế tạo và phóng vào vũ trụ. Vaccine Sputnik V có hiệu quả bảo vệ khỏi Covid-19 lên đến 91.6%.
Vắc xin Spikevax do Moderna sản xuất (thường gọi tắt là Moderna) đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Dựa trên dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp, vắc xin Moderna, hay mRNA-1273, đã được chứng minh đạt hiệu quả 94.1% trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang diễn ra.
Cuối cùng là vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. Loại này được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dựa trên thông tin do nhà sản xuất cung cấp vắc xin này đã được chứng minh đạt hiệu quả 72% trong một thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ.
Về chiến dịch tiêm vắc xin tại Việt Nam, riêng TPHCM đã áp dụng công nghệ vào việc quản lý công tác tiêm ngừa, mỗi người dân sẽ được cấp 1 mã QR nên khi đến tiêm chỉ cầm quét mã, điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người đến tiêm, hạn chế tập trung đông người tại cơ sở tiêm ở cùng 1 thời điểm, đảm bảo giãn cách phòng chống dịch.
Bạn có đánh giá gì về các loại vắc xin Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt?
Xem thêm:
- Vắc xin ngừa Covid-19 là gì? Chưa chắc bạn đã biết hết về vắc xin này
- Có nên tiêm vắc xin Covid-19 không? Còn băn khoăn thì xem ngay nhé
- Tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? Đây là điều cần phải biết
- Tiêm vắc xin Covid-19 có tốn tiền không? Những đối tượng sẽ miễn phí
- Điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 và các trường hợp nào không được tiêm
- Cách cài Sổ Sức Khỏe Điện Tử để theo dõi tiêm vaccine COVID-19
- Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội: Các thông tin và quy định cần nắm rõ
- Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội và những thông tin quan trọng cần nắm
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.