Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Nhìn lại những thành tựu công nghệ nổi bật trên điện thoại LG - Trang sử huy hoàng của một ông lớn

Việc LG chính thức rút khỏi thị trường điện thoại chắc hẳn sẽ để lại nhiều sự tiếc nuối cũng như hoài niệm đối với những người yêu công nghệ hay những bạn đã trót mê đắm với cái độc đáo, cái sáng tạo hay thậm chí là cái cải tiến có chút táo bạo trên những chiếc smartphone của hãng. Chính vì vậy hôm nay mình đã quyết định làm một bài viết để chúng ta cùng nhau nhìn lại những công nghệ nổi bật mà LG đã từng phô diễn trên những chiếc điện thoại của mình nhé.

Xem thêm: LG V70 với chip đầu bảng Snapdragon 888 bất ngờ xuất hiện trên nền tảng AI Benchmark, là flagship cuối cùng của LG sao?

Thiết kế độc đáo cùng những xu hướng thiết kế mới lạ

Đầu tiên chúng ta không thể không nói về thiết kế của chiếc G Flex cùng phần mặt lưng đặc biệt của sản phẩm này nhỉ. Ngoài kiểu dáng cong độc đáo, bộ vỏ của G Flex sẽ được phủ một màng bảo vệ đặc biệt cho phép máy tự loại bỏ các vết trầy xước nhỏ như sợi tóc trong một vài phút để trở về tình trạng tốt nhất ban đầu. Dù vẫn có hạn chế khi chỉ hiệu quả với các vết xước nhẹ và nông nhưng công nghệ này vẫn là một điểm sáng chứng minh cho quá trình nghiên cứu, phát triển không ngừng cũng như sự sáng tạo và dám thử thách bản thân của LG.

Mặt lưng tự lành độc lạ trên LG G Flex.
Mặt lưng tự lành độc lạ trên LG G Flex. Nguồn: The Next Web.

Nếu như giờ đây bạn đã quen thuộc và thích thú khi sử dụng những chiếc điện thoại với khung thép sang trọng, chắc chắn và dễ cầm nắm thì bạn cũng nên biết rằng LG chính là một trong những nhà sản xuất tiên phong khi sử dụng chất liệu thép trên điện thoại với chiếc LG V10 đấy. Cho đến hiện nay không chỉ một mà vẫn còn rất nhiều nhà sản xuất vẫn sử dụng chất liệu thép trên những chiếc điện thoại của họ, mình nghĩ đây chính là minh chứng sống động nhất để công nhận xu hướng thiết kế này của LG.

LG V10 là một trong những smartphone đầu tiên có cạnh viền bằng thép.
LG V10 là một trong những smartphone đầu tiên có cạnh viền bằng thép. Nguồn: Phone Arena.

Tiếp theo mời các bạn cùng đến với chiếc LG G5 và dạng thiết kế module độc đáo của máy nhé. Chiếc LG G5 được LG trình làng vào năm 2016 với phần đáy có thể tháo rời để gắn phụ kiện như camera, bộ chuyển đổi âm thanh. Đây là một trong những sản phẩm mở đường cho các chiếc điện thoại module khác như Moto Z, Moto Z Force hay concept của Project Ara. Tuy rằng kiểu thiết kế này đã không còn xuất hiện trên những chiếc điện thoại hiện nay nhưng vào thời điểm ra mắt đây vẫn là một xu thế mới, một làn gió mới cho giới hâm mộ công nghệ lúc bấy giờ.

LG G5 và thiết kế module độc đáo.
LG G5 và thiết kế module độc đáo. Nguồn: Bild.de.

Và gần đây nhất và có lẽ là lần cuối, LG một lần nữa mang đến sự bất ngờ cho giới công nghệ khi cho ra mắt chiếc điện thoại LG Wing - Điện thoại xoay hai màn hình vô cùng ấn tượng. Mình đánh giá đây là một hướng thiết kế hết sức mới lạ của LG, khi mà các nhà sản xuất khác đang chạy đua nhau trong cuộc chiếc điện thoại màn hình gập thì LG lại một mình một đường, cải tiến và khoác lên cho thiết kế điện thoại màn hình trượt một chiếc áo mới, để rồi sự ra đời của LG Wing là minh chứng cho năng lực nghiên cứu và phát triển của hãng.

Chiếc LG với lối đi riêng trong thiết kế gây nhiều ấn tượng.
Chiếc LG với lối đi riêng trong thiết kế gây nhiều ấn tượng. Nguồn: CMC Distribution.

Màn hình cong, độ phân giải QHD và còn nhiều điều hơn thế nữa

Thành tựu đầu tiên về màn hình điện thoại của LG là sự ra đời của chiếc điện thoại LG Prada - Chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung. Dù iPhone mới là người gây được tiếng vang cho công nghệ màn hình điện dung và làm thay đổi ngành sản xuất điện thoại lúc bấy giờ nhưng bản thân mình vẫn cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ thành quả nghiên cứu này của LG, khi chính họ là người tiên phong và đón đầu xu hướng tương lai .

LG Prada - Chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung.
LG Prada - Chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung. Nguồn: Wikimedia Commons.

Một điểm nhấn về màn hình nữa của LG mà mình nghĩ không thể không nhắc đến đó là những chiếc điện thoại màn hình cong mang tên LG G Flex. Đây là chiếc điện thoại có màn hình được thiết kế cong theo chiều ngang tạo nên một sự đột phá mới trong thiết kế điện thoại lúc bấy giờ và giờ đây khi đang ngồi viết bài viết này thì những cảm xúc và ấn tượng dành cho chiếc G Flex vẫn hiện lên trong mình y như ngày ấy.

Điểm nổi bật tiếp theo mà chúng ta không thể không nói đến khi nhắc về màn hình của những chiếc điện thoại LG đó là độ phân giải. Cụ thể là vào năm 2011, LG đã cho ra mắt LG Optimus LTE chiếc điện thoại đầu tiên có độ phân giải HD và tiếp sau đó vào năm 2014 chiếc LG G3 cũng là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị màn hình QHD trên thị trường.

LG G3 là một trong những smartphone đầu tiên có màn hình QHD.
LG G3 là một trong những smartphone đầu tiên có màn hình QHD. Nguồn: Gizmodo Australia.

Nhưng có vẻ như 'dưa xanh hái không ngọt' khi mà LG đã khá vội vàng trong việc đưa màn hình QHD lên G3 thì việc nhận phải 'trái đắng' là một kết quả tất yếu. LG không những không cải thiện được chất lượng hiển thị, mà còn làm cho mọi chuyện tệ hơn khi khiến cho màn hình của chiếc G3 bị đánh giá là mờ, không mang đến nhiều sự khác biệt và còn gây tốn nhiều pin hơn. Nhưng dù cho có nhiều ý kiến tiêu cực thì việc LG vẫn là người đi đầu, dám chơi lớn thách thức những giới hạn công nghệ vẫn là điều chúng ta phải công nhận đúng không các bạn.

Màn hình phụ độc đáo trên LG V10.
Màn hình phụ độc đáo trên LG V10. Nguồn: Tech Trinkets.

Tiếp đến tuy nhỏ những cũng đừng nên bỏ qua chiếc màn hình phụ độc đáo và thú vị trên chiếc LG V10 nhé bạn ơi. Độc, lạ và tiện ích là cụm từ mà mình sẽ dành để nói về màn hình phụ trên chiếc LG V10 này. Tuy rằng một số người dùng sẽ không đánh giá cao giá trị sử dụng mà màn hình phụ đem lại, nhưng với mình thì thứ mà mình đánh giá cao trên chiếc màn hình này lại nằm ở tính sáng tạo của nó.

Camera góc rộng và nâng cấp mạnh mẽ về chụp ảnh trên điện thoại LG

LG chắc có lẽ là một trong những nhà sản xuất chịu chơi nhất trong việc cải tiến và sáng tạo ra những công nghệ mới trên camera điện thoại của mình. Thành tựu đầu tiên về camera của LG đó là trên chiếc LG KU990 Viewty - điện thoại thông minh đầu tiên quay video chuyển động chậm (slow-motion). Và đến năm 2011, LG tiếp tục cho thấy sức mạnh nghiên công nghệ của mình khi cho ra mắt chiếc LG Optimus 2X - điện thoại đàu tiên có thể quay video Full HD và LG Optimus 3D - Điện thoại đầu tiên có camera kép.

LG KU990 Viewty - điện thoại thông minh đầu tiên quay video chuyển động chậm (slow-motion)
.Nguồn: Marc Corredera Reviews

Công nghệ camera nổi bật tiếp theo của LG mà chúng ta cũng cần nhắc tới đó chính là lấy nét laser (Laser AF), một thứ mà mình nghĩ rằng LG đã đặt nhiều tâm huyết cũng như rất tự hào, khi mà trong buổi lễ ra mắt chiếc LG G3 năm 2014 hãng đã tập trung nói rất nhiều về công nghệ này. Vì vậy để không phụ lòng LG thì chúng ta hãy điểm sơ qua vài thông tin về công nghệ lấy nét laser này nhé.

Hệ thống lấy nét laser sẽ phát ra các chùm tia laser có năng lượng thấp và chờ phản hồi từ vật thể để biết chính xác vị trí nào rõ nét nhất, vị trí nào ở gần và xa ống kính hơn, từ đó camera sẽ tập trung lấy nét ở những điểm ghi nhận đó. Tuy chưa phổ biến rộng rãi ở thời điểm ra mắt, chưa mang lại những tiếng vang lớn hay chưa thể cứu vớt số phận của hãng nhưng mình vẫn đánh giá rất cao thành quả mà LG nghiên cứu và phát triển trên camera điện thoại của hãng.

Công nghệ lấy nét bằng laser độc đáo trên LG G3.
Công nghệ lấy nét bằng laser độc đáo trên LG G3. Nguồn: Go Android.

Và thứ mà khi nhắc đến công nghệ camera nổi bật của LG thì mình sẽ nghĩ ngay đến, đó chính là camera góc rộng. Ra mắt lần đầu trên camera selfie của chiếc LG V10 năm 2015 và tiếp đến năm 2016 là sự xuất hiện của camera sau góc siêu rộng trên chiếc LG G5, LG đã đặt nền móng cho sự phát triển của những chiếc điện thoại trang bị ống kính góc rộng hiện nay.

Camera góc rộng trên LG G5 đã dặt nền tảng cho sự phát triển của camera trên điện thoại hiện nay.
Camera góc rộng trên LG G5 đã dặt nền tảng cho sự phát triển của camera trên điện thoại hiện nay. Nguồn: GSMarena.

Khi mà trào lưu chụp ảnh xoá phông đang làm mưa làm gió trong giới công nghệ lúc bấy giờ, thì việc LG gia nhập cuộc chơi camera kép trên điện thoại bằng ống kính góc rộng theo mình đánh giá là một quyết định táo bạo. Với camera góc rộng 135° trên chiếc LG G5 bạn sẽ có được những bức ảnh toàn cảnh hơn, lấy được nhiều người hơn trong mỗi bức ảnh, dù cho camera này có nhược điểm là ảnh dễ bị méo ở 4 góc, thì đây vẫn được mình đánh giá là một bước đi tiên phong nữa trong công nghệ của LG.

Camera góc rộng giờ đây đã xuất hiện trên rất nhiều điện thoại.
Camera góc rộng giờ đây đã xuất hiện trên rất nhiều điện thoại. Nguồn: Android Authority.

Vậy tại sao mình lại nói là bước đi tiên phong và táo bạo? Câu trả lời là vì vào thời điểm ra mắt những ống kính góc rộng trên smartphone không mấy nhận được sự quan tâm, cho đến năm 2019 thì câu chuyện lại bước sang một trang mới khi camera góc rộng đã trở thành một xu hướng và phát triển rộng rãi trên điện thoại.

Cuối cùng là một số thành tựu tiên phong về bộ vi xử lý trên điện thoại LG

Chiếc LG Optimus 2X ra mắt vào tháng 12 năm 2010 là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu bộ vi xử lý lõi kép Tegra 2 của Nvidia. LG một lần nữa cho thấy sự tiên phong và đột phá của mình trên thị trường smartphone khi chiếc LG Optimus 4X HD, một trong những chiếc smartphone đầu tiên được trang bị chip lõi tứ.

LG Optimus 2X smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu bộ vi xử lý lõi kép.
LG Optimus 2X smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu bộ vi xử lý lõi kép.

Và lại thêm một thành tựu về vi xử lý khác của LG đó là chiếc G Optimus G (2012) là chiếc điện thoại chạy con chip Snapdragon S4 Pro mới nhất của Qualcomm được thương mại đại trà đầu tiên. 

Tổng kết

Thông qua bài viết bên trên chúng ta đã cũng nhau nhớ và khơi gợi lại những ấn tượng về cái tên LG, những cảm xúc khi nghe về một công nghệ mới mẻ, độc đáo, thậm chí là hơi 'điên rồ' của nhà sản xuất này và cả những tiếc nuối về sự sụp đổ của một ông lớn nữa trong cuộc đua công nghệ. Chắc chắn rằng bài viết này của mình sẽ không thể nào nêu ra hết được những thành tựu công nghệ mà LG đã tạo nên trong suốt chặng đường phát triển của mình, nhưng mình vẫn rất mong đây sẽ là nơi để chúng ta cùng nhớ về cái tên LG cùng trang sử huy hoàng của hãng.

Tamj biệt LG, nhà sản xuất với những thành tưu công nghệ trên điện thoại rất ấn tượng.
Tạm biệt LG, nhà sản xuất với những thành tưu công nghệ trên điện thoại rất ấn tượng. Nguồn: JuanBagnell.

Tuy nhiên, dừng lại chưa phải là chấm hết, chúng ta vẫn có thể cùng nhau kỳ vọng biết đâu một ngày nào đó điện thoại LG sẽ sống lại, sẽ có thể nghe đồn là điện thoại mới của LG được trang bị những công nghệ gì, sẽ cùng trên tay những chiếc smartphone LG mới ra mắt và cũng không quên đánh giá chi tiết về sự trở của ông lớn này. 

Vậy còn bạn? Bạn còn ấn tượng về những công nghệ nào trên điện thoại LG và bạn có hy vọng vào sự trở lại của thương hiệu này? Đừng quên để lại bình luận bên dưới cho chúng mình được biết nhé.

Xem thêm: Chính thức: LG ngừng kinh doanh smartphone trên toàn thế giới, điện thoại tồn kho vẫn còn mở bán cho đến khi hết hàng

Biên tập bởi Vương Gia Bảo
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Bài viết liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...