Với các thiết bị khởi chạy sẵn Android 13, tính năng “Cập nhật liền mạch” sẽ là yêu cầu bắt buộc trên tất cả các thiết bị nếu muốn nhận giấy phép GMS (Dịch vụ di động của Google). Ra mắt từ năm 2016, tính năng này đã được tinh chỉnh và đã được Google giải quyết một số nhược điểm.
Tính năng này được thực hiện trong phân vùng hệ thống của thiết bị nơi chương trình cơ sở được cài đặt. Việc sử dụng phân vùng A và B giúp nhiều thiết bị Android có thể cài đặt các bản cập nhật OTA trong nền mà vẫn có thể tiếp tục sử dụng điện thoại, với thời gian ngừng hoạt động duy nhất mà người dùng phải trải qua là thời gian khởi động lại điện thoại.
Một lợi ích khác của phương pháp phân vùng này là trong trường hợp cập nhật bị lỗi cho một trong các phân vùng, thiết bị có thể hoàn nguyên về bản cập nhật trước đó một cách dễ dàng. Google Pixel ban đầu ra mắt với các bản cập nhật liền mạch và nhiều hãng smartphone Android khác đã áp dụng tính năng này.
Mặc dù OEM không yêu cầu rõ ràng phải có các bản cập nhật phân vùng A / B, việc hỗ trợ phân vùng A / B ảo hiện là bắt buộc nếu các hãng điện thoại muốn thiết bị của mình nhận được giấy phép GMS.
Mặc dù là thương hiệu điện thoại thông minh Android hàng đầu trên thế giới, Samsung vẫn chưa triển khai tính năng Cập nhật liền mạch cho smartphone Galaxy, bao gồm cả những chiếc flagship.
Có lẽ Samsung có lý do để không sử dụng các bản cập nhật theo phương thức A / B, nhưng điều này khá gây bất tiện cho người sử dụng điện thoại Galaxy. Người dùng sẽ phải cập nhật điện thoại qua đêm, hoặc phải chịu cảnh điện thoại cập nhật trong khi đang cần gấp.
Bạn có ủng hộ tính năng Cập nhật liền mạch trên các máy chạy Android 13 không?
Tham khảo ngay nhiều mẫu smartphone có pin trâu tại Thế Giới Di Động nhé, tha hồ "lướt" mạng cả ngày không lo hết pin!
XEM ĐIỆN THOẠI PIN KHỦNG CHÍNH HÃNG
Nguồn: GSMArena
Xem thêm:
- Liệu thiết bị của bạn có được cập nhật Android 13 mới nhất?
- Cách cập nhật Android 13 cho Samsung có thêm nhiều tính năng hay mới
- Android 13 'ghẻ lạnh' các mẫu smartphone cấu hình thấp