HTC, Sony hay LG trước đây từng là những 'ông lớn' vừa có tiếng lẫn có miếng trên thị trường smartphone thế giới. Thế nhưng những năm gần đây, với chiến lược kinh doanh khó hiểu, cũng như chưa có bức phá đúng chỗ về công nghệ lẫn thiết kế đã làm cho ba 'ông lớn' này đi lùi dần trở nên mất hút ở thị trường smartphone.
Sự xuất hiện, lớn mạnh của các thương hiệu smartphone Trung Quốc như OPPO, Xiaomi, Realme... đã đốt nóng cuộc chiến giành thị phần từ những phân khúc giá rẻ, tầm trung và giờ là cao cấp. Không thay đổi để bắt kịp cuộc chơi như Samsung, không có giá trị ổn định như Apple, thì các ông lớn 'qua thời' chỉ còn tiếng mà mất đi miếng là điều hiển nhiên.
Do đó, theo mình để trụ lại với các hãng trẻ đi sau thì nhân danh 'những tấm chiếu cũ' làng smartphone chỉ có thể nên tập trung làm flagship mà thôi. Xem qua tình hình các hãng trước khi hiểu vì sau mình nói như thế nhé!
Tình hình chẳng mấy khả quan cho các ông lớn 'qua thời'
Nếu các bạn là người thường xuyên cập nhất tình hình doanh số bán smartphone, lợi nhuận của các hãng smartphone những năm gần đây, tuyệt nhiên khó mà tìm thấy được thị phần cụ thể của những Sony, HTC hay LG trên bản đồ thị phần đó. Nhưng tên từng sừng sỏ ấy đã đi về đâu?
Thật ra, theo một chiều hướng tích cực thì Sony đã chuyển mình thay đổi để trở lại với Xperia 1 mark 2 được đánh giá cực kỳ cao, thắng các giải thưởng sáng tạo,... và doanh số chả có một bên nào thống kê hay chính Sony cũng chả buồn công bố.
LG thì vẫn ra sản phẩm đều đều dù không còn hoành tráng như thời hoàng kim nhưng ít ra thị trường Hàn Quốc và Mỹ vẫn còn chuộng LG phone. Dù sau cả LG lẫn Sony đều còn tập đoàn mẹ đứng sau lưng, duy chỉ có HTC một năm trước vẫn còn thông tin họ đang chật vật khi dùng sắp hết tiền từ thương vụ với Google.
Có thể thấy, dù khá sớm để dùng từ nặng nề nhất là 'chết' cho các thương hiệu trên, nhưng nếu cứ dần đà này dù không chết nhưng sự lãng quên còn kinh khủng hơn, nhất là với những kẻ từ có tiếng nói, từ có những sản phẩm xoay chuyển cuộc chơi smartphone.
Sự thay đổi thực tiễn nhất hiện tại của các hãng trên
Cũng khá là buồn cười khi một đứa như mình ở đây, chê bai chính sách của cả 1 công ty với bề dày kinh nghiệm với tích hợp của nhiều bộ não xuất sắc từ các quốc gia. Tuy nhiên, ở một góc độ người dùng, một fan hâm mộ, một người theo dõi nhịp sống công nghệ mỗi ngày, đây là những điều mình nghĩ hãng cần phải làm.
Chính là việc bỏ ngay các ý định làm smartphone tầm trung, giá rẻ ngay đi. Động lực nào mà các hãng đó nghĩ rằng mình có thể chiến với các công ty Trung Quốc, rồi thế từ Samsung?
Lợi thế cạnh tranh ở các phân khúc thấp có thể chia ra làm 2: Một, hãng chơi 'khô máu' bán giá rẻ cấu hình cao. Hai, không cần cấu hình quá cao nhưng là hãng lớn (lớn ở đây là Samsung, là OPPO).
Đơn cử, khi hãng Sony công bố hãng vẫn muốn sản xuất đa dạng hóa danh mục sản phẩm với các dòng sản phẩm Xperia 10, 8,... rồi thì sao: Giá quá cao, chiến lược phân phối yếu kém và trải nghiệm người dùng không hề ổn. Hay việc HTC mới tung ra bộ đôi Desire 20 Pro và U20 5G, thật sự ngay từ khi đọc thông số lẫn xem ảnh.
Sự đuối sức thấy rõ ở cách mà các hãng bám víu lắm những chiếc giá rẻ, tầm trung kia. Nhưng với LG, Sony hay HTC có phải học chỉ có như thế?
Không hề, trong quá khứ cách mà HTC đã làm với One M7 như thế nào, thiết kế đẹp, giao diện mượt mà, camera UltraPixel bá đạo thu sáng,... Sony với chất lượng màn hình cực tốt, tối ưu vi xử lý và thời lượng pin cực ổn,... Còn LG ta nhớ đến gì hãng smartphone của tiên phong, sáng tạo: Màn hình 2K lượng tử, hệ thống camera chỉ tay cả ảnh lẫn video, khả năng nghe nhạc chuyên nghiệp cả loa ngoài lẫn tai nghe,... rồi điện thoại module, màn hình dài, màn hình kép.
Những thứ đó, trên một chiếc flagship giờ đang ở đâu. Tại sau các hãng không tập trung tạo ra một chiếc flagship toàn điện nhất, bỏ đi các chiếc giá rẻ tầm trung đi, đem đến những giá trị, thứ được gọi là chất riêng của từng hãng?
Dù mất đi miếng bánh thị phần, quyền lực 'cứng' nhưng các hãng trên vẫn còn tiếng tăm, còn sự hậu thuẫn về công nghệ đây là bước đà để họ bùng nổ với một quân bài chiến lược. Thay đổi đi, đổi con đường khác đi bởi dù có thay bao nhiêu xe nhưng vẫn đi trên con đường cũ thì vẫn sẽ lần theo vết cũ mà thôi!
Trên đây là quan điểm của mình về việc các hãng 'qua thời' nên tập trung làm flagship đi, đừng mơ mộng tầm trung giá rẻ nữa. Nếu bạn có quan điểm khác hãy để lại bên dưới cùng thảo luận nhé!
Xem thêm: 2020, năm sống còn của hai ông lớn một thời LG và Sony, ai sẽ là người ra đi
Biên tập bởi Nguyễn Duy Linh