Công nghệ với tên gọi Optimus được nVidia giới thiệu nhằm thay thế cho công nghệ Switchable Graphics đã lỗi thời của Intel trước kia. Vậy Optimus là gì và vì sao nó lại là một điều nên có trên các laptop? Hãy tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây.
1. Công nghệ Switchable Graphics là gì?
Switchable Graphics là công nghệ của Intel (sau này là AMD thừa hưởng để phát triển) cho phép chuyển đổi giữa chip đồ họa tích hợp và card đồ họa rời để mang lại hiệu năng tốt nhất. Tuy vậy, đây là công nghệ chưa hoàn thiện và nó còn tồn tại rất nhiều điểm yếu làm người dùng cảm thấy khó chịu:
- Người dùng phải tự tay chuyển đổi giữa 2 chế độ card đồ họa mà mỗi khi chuyển, máy tính phải khởi động lại hoặc log off.
- Nếu không phải khởi động lại thì cũng tốn một khoảng thời gian từ 5-10 giây để chuyển đổi giữa 2 chế độ này.
- Màn hình máy tính sẽ bị nhấp nháy trong khi quá trình chuyển đổi diễn ra, gây cảm giác khó chịu cho người dùng.
- Một vài ứng dụng cũng buộc phải tắt đi thì người dùng mới có thể chuyển đổi card đồ họa.
- Các nhà sản xuất cũng phải tốn thêm chi phí để bổ sung thêm các bảng mạch, các giao tiếp màn hình,... hậu quả là giá thành sản phẩm sẽ bị đội lên.
2. Optimus ra đời và loại bỏ những bất tiện từ thế hệ đi trước
Với Optimus, nó cung cấp khả năng khả năng tự hoạt động mà không cần sự can thiệp của người dùng. Mỗi khi máy chạy các ứng dụng cần khả năng xử lý đồ họa nặng như chơi game 3D hay xem video flash HD, card đồ họa rời sẽ được kích hoạt còn các công việc nhẹ như gõ văn bản thì sử dụng chip đồ họa tích hợp.
Việc sửa lỗi, cập nhật,... đều đến từ 1 nguồn duy nhất: nVidia giúp cho công việc này thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng.
Khi sử dụng Optimus không nhất thiết là phải sử dụng 2 card đồ họa của nVidia mà có thể kết hợp theo cách: 1 card đồ họa rời của nVidia và 1 card đồ họa tích hợp sẵn của hãng khác (VD: Intel Graphics).
Quá trình chuyển đổi diễn ra không gặp bất cứ trở ngại nào như nhấp nháy màn hình hay phải tắt ứng dụng trước khi chuyển đổi đã được khắc phục nhờ vào công nghệ Optimus Core Engine.
Những ưu điểm nổi bật của Optimus:
- Tự động bật/tắt GPU cho các tác vụ.
- Thời lượng pin vượt trội nhờ sử dụng IGP cho tác vụ đơn giản.
- Thời gian chuyển đổi nhanh gần như tức thì.
- Không có hiện tượng chớp tắt màn hình khi chuyển đổi.
- Chuyển đổi ngay cả khi đang chạy ứng dụng 3D.
- Hỗ trợ 100% từ NVIDIA.
- Dùng Drivers chuẩn của NVIDIA.
3. Một số nhược điểm của Optimus
Khi Optimus đang ở chế độ card đồ họa rời, cả 2 card cùng hoạt động có thể gây tốn pin không cần thiết.
Một số phần mềm có thể không tự quyết định khi nào nên chuyển mà cần phải dựa vào các thông số của nVidia. Tuy nhiên các thông số này đã được nVidia kiểm tra kỹ lưỡng nên người dùng không cần quá lo lắng về điều này sẽ làm giảm hiệu năng của card đồ họa.
4. Kiểm tra cài đặt Optimus
Đối với các laptop được trang bị card đồ họa rời nVidia thì Optimus được mặc định cài sẵn trong máy.
Bước 1: Nhấn chuột phải lên màn hình desktop.
Bước 2: Chọn NVIDIA Control Panel.
Bước 3: Nhấp Manage 3D Settings ở trình đơn bên trái.
Bước 4: Nhấp chọn Preferred graphics processor từ thẻ Global Settings.
Bước 5: Chọn High-performance NVIDIA processor từ danh sách.
Bước 6: Chọn Apply để lưu các thay đổi.
Với các lỗi thường gặp, bạn có thể xem thêm tại:
https://nvidia.custhelp.com/app/answers/detail/a_id/2615/kw/nvidia%20control%20panel/related/1
Mời bạn xem thêm một số laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
Bài viết trên đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về công nghệ Optimus đến từ thương hiệu nVidia cũng như cách kiểm tra các cài đặt cơ bản của nó. Nếu card đồ họa rời của laptop bạn là AMD, hãy tham khảo thêm về công nghệ AMD Switchable Graphics. Bạn còn thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận Thế Giới Di Động sẽ giúp bạn giải đáp nhé.