M.2 PCIe là thế hệ ổ cứng SSD được sử dụng phổ biến trên laptop ở thời điểm hiện tại với nhiều ưu điểm nổi trội so với các chuẩn ổ cứng khác như M.2 hay SATA. Vậy hãy cùng với Thế Giới Di Động tìm hiểu về chuẩn SSD M.2 PCIe nhé!
1. Chuẩn SSD M.2 PCIe là gì?
Được biết đến khoảng 8/2014 khi các nhà sản xuất SSD nổi tiếng bắt đầu tung ra thị trường một giao tiếp hoàn toàn khác biệt, ban đầu có tên viết tắt là NGFF (Next Generation Form Factor), sau được đổi thành M2.
Chuẩn SSD M.2 có tốc độ truy xuất theo chuẩn SATA 3 bị giới hạn ở mức 550 MB/s. Tuy nhiên, khi nguồn dữ liệu cần đọc quá lớn thì chuẩn M.2 hoạt động không được hiệu quả.
Do đó, các nhà sản xuất SSD đã nâng cấp chuẩn M.2 cũ và lấy tên là M.2 PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) là kiểu kết nối dữ liệu trực tiếp tới bo mạch chủ.
M.2 PCIe hiện là chuẩn SSD cao cấp nhất hiện nay với tốc độ đọc ghi theo lý thuyết có thể đạt đến 3.500 MB/s.
2. SSD M.2 PCIe có ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm
PCIe 3.0 có tốc độ lưu trữ 985MB/s mỗi đường (lane) và vì các thiết bị PCIe hỗ trợ 1x, 4x, 8x và 16x lane nên tốc độ có thể lên tới 15.76GB/s. Đây là tốc độ mà chuẩn SATA khó có được.
Điều này có nghĩa là SSD PCIe 16x lane sẽ nhanh hơn SSD SATA gấp 25 lần. Về lý thuyết thì là vậy nhưng bạn sẽ không thấy SSD dành cho người dùng bình thường nào có nhiều lane như vậy. Thường sẽ là 2x hay 4x, tức là tốc độ khoảng 3.94GB/s.
Nhược điểm
Dù vậy, bạn cũng chỉ nhận ra sự khác biệt giữa PCIe và SATA khi chuyển tập tin rất lớn. Ví dụ với laptop gaming, muốn tốc độ tải game khi mới mở hay đổi bản đồ nhanh hơn thì cả PCIe và SATA đều có cảm giác nhanh như nhau.
Bạn chỉ dùng laptop để duyệt web, sử dụng các tác vụ thông thường hay những việc chỉ tốn CPU và RAM thì sẽ không nhận thấy sự khác biệt quá nhiều giữa ổ cứng PCIe và SATA. Nhưng nếu công việc của bạn thường xuyên đọc và chuyển dữ liệu thì tuổi thọ của ổ cứng chuẩn PCIe sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt.
Nếu bạn cần loại ổ cứng có tốc độ đọc nhanh để chia sẻ dữ liệu thì nên chọn của M.2 PCIe, còn nếu như ngân sách của bạn có hạn thì chuẩn M.2 SATA cũng sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm một số dòng Laptop đang có kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về chuẩn PCIe. Nếu có thắc mắc gì hãy bình luận phía dưới nhé!