ĐỪNG BỎ LỠ các mẫu đồng hồ thời trang bán chạy giảm sốc, số lượng có hạn tại TGDĐ!
Với sự phát triển của xã hội gắn liền với việc từ trường xuất hiện ở khắp mọi nơi. Từ đó Antimagnetic được ra đời với sứ mệnh kháng từ. Hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu Antimagnetic là gì? Có cần tích hợp tính năng kháng từ trong đồng hồ?
1. Antimagnetic là gì?
Hiện nay, đa số đồng hồ đều được trang bị tính năng Antimagnetic. Trong từ điển tiếng anh, Antimagnetic được có nghĩa là "kháng từ". Khi thuật ngữ này được áp dụng vào ngành đồng hồ thì được hiểu là khả năng chống lại từ trường của cổ máy khi sử dụng.
Trên thị trường đồng hồ, khả năng chống từ trường tối thiểu mà một chiếc đồng hồ phải đạt được là ISO 764, tương đương với mức 4800 A/m (đơn vị đo lường quốc tế của từ trường).
Đa số đồng hồ đều được trang bị tính năng Antimagnetic
2. Tại sao cần Antimagnetic - Chống từ trường cho đồng hồ
Trong tất cả nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đồng hồ như: va đập, tiếp xúc với nước,... thì từ trường lại là nguyên nhân mạnh nhất ảnh hưởng đến cổ máy, từ đó gây ra tình trạng trục trặc khi sử dụng. Đây là nguyên nhân cho sự ra đời của tính năng Antimagnetic trên đồng hồ.
Từ trường xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, gây ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ, làm cho bộ máy chạy chậm hơn, sai số nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã sáng chế ra tính năng Antimagnetic cho đồng hồ, có khả năng chống lại từ trường đảm bảo cho đồng hồ hoạt động bình thường.
Tính năng Antimagnetic đảm bảo an toàn cho hoạt động của đồng hồ
3. Các phương pháp chống từ trường - Antimagnetic trên đồng hồ
Sử dụng tấm chắn từ trường
Đây là phương pháp sử dụng tấm chắn làm từ sắt mềm để bọc toàn bộ bộ máy. Từ đó, khi đồng hồ tiếp xúc với từ trường thì từ trường sẽ bị hút vào tấm sắt mềm, ngăn chặn xâm nhập vào bộ máy.
Tuy nhiên, nếu muốn chống từ trường mạnh hơn thì phải sử dụng tấm chắn dày hơn nên phương pháp này ít được áp dụng trong sản xuất.
Sử dụng tấm chắn từ trường để đồng hồ hoạt động bình thường
Sử dụng dây tóc chống từ trường
Dây tóc là một phần quan trọng của bộ máy đồng hồ, bộ phận này khi nhiễm từ thì sẽ tự dính vào nhau và ngưng chuyển động. Vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định làm dây tóc từ chất liệu kháng từ như Silicon của Omega, dây tóc hợp kim Niobium Zirconium do IWC phát triển hay carbon composite.
Sử dụng dây tóc chống từ trường để đồng hồ hoạt động bình thường
Sử dụng bánh xe thoát silicon
Vật liệu Silicon không từ tính mà còn chống ăn mòn, ổn định nhiệt và nhẹ hơn so với nhiều kim loại khác. Vì vậy Silicon có thể kéo dài tuổi thọ của bộ chuyển động đồng hồ. Năm 2001, Ulysses Nardin chính thức ra mắt Freak - chiếc đồng hồ đeo tay sản xuất đầu tiên sử dụng bánh xe thoát Silicon mang đến khả năng chống từ trường cực mạnh.
Bánh xe thoát silicon sẽ hạn chế từ trường ảnh hưởng đến đồng hồ
4. TOP 3 mẫu đồng hồ có tính năng Antimagnetic hot nhất thị trường
Rolex Milgauss
Đồng hồ Rolex Milgauss được hãng sử dụng dây tóc Parachrom và những vật liệu không chứa sắt để tạo nên một bộ máy hoàn chỉnh có khả năng chống từ trường lên tới 80.000 A/m. Chiếc Milgauss rất dễ nhận ra với biểu tượng tia sét ở kim giây.
Đồng hồ Rolex Milgauss có thiết kế tia sét ở kim giây
IWC Ingenieur Automatic Mission Earth
Không thua kém nhà Rolex, nhà IWC trình làng dòng Ingenieur được thiết kế bởi Gerald Genta mang ngoại hình cổ điển, sang trọng. Đặc biệt, cỗ máy IWC Ingenieur Automatic Mission Earth cũng chống được từ trường ở mức 80.000 A/m.
IWC Ingenieur Automatic Mission Earth có khả năng kháng từ ở mức 80.000 A/m
Omega Seamaster Aqua Terra
Omega đã vượt mặt các thương hiệu còn lại khi cho ra mắt chiếc đồng hồ Omega Seamaster Aqua Terra với 100% vật liệu cấu tạo bộ máy không chứa sắt. Đặt biệt, cỗ máy này có thể kháng từ trường ở mức nhiều hơn 1.200.000A/m, mức độ kháng từ tốt nhất.
Omega Seamaster Aqua Terra có khả năng kháng từ cực mạnh
SĂN NGAY MÃ GIẢM SỐC TGDĐ TẠI ĐÂY!!
Một số mẫu đồng hồ thời trang đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Vừa rồi là thông tin về Antimagnetic là gì? Có cần tích hợp tính năng kháng từ trong đồng hồ?. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết sau!