Đồng hồ đeo tay như một loại trang sức có thể kết hợp trong nhiều outfit, biến tổng thể trang phục trở nên nổi bật, khí chất. Nhưng ít ai biết cách bảo quản đồng hồ đúng cách để thời gian sử dụng được lâu nhất cũng như giữ được tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bài viết xin gửi tới bạn những mẹo bảo quản đồng hồ giúp sản phẩm hoạt động bền bỉ với thời gian.
1. Các lưu ý để bảo quản đồng hồ
Không đeo đồng hồ cùng vòng tay trên cùng 1 tay
Cách này giúp tránh sự ma sát xảy ra trên sản phẩm, tránh trường hợp những loại vòng kim loại tác động lên đồng hồ gây ra trầy xước, mất thẩm mỹ. Nhưng nếu vòng tay của bạn có chất liệu bằng vải thì vẫn có thể đeo hai loại phụ kiện cùng một tay.
Chỉ nên sử dụng vòng tay có chất liệu mềm mại cùng một tay với tay đeo đồng hồ
Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ quá nóng, quá lạnh
Nhiệt độ tốt nhất để giữ bộ máy hoạt động chính xác và tránh gây hỏng hóc là từ 32 - 60 độ. Đây là nhiệt độ lý tưởng không quá thấp, không quá cao để gây ra những tác động xấu ảnh hướng tới đồng hồ và cả dây đeo nếu đây là dây da.
Chú ý nhiệt độ khi bảo quản, sử dụng đồng hồ
Một số mẫu đồng hồ thời trang đang giảm mạnh tại TGDĐ:
Tránh các hoạt động mạnh, trên cao khi đeo đồng hồ
Trong quá trình sử dụng bạn nên hạn chế đánh rơi đồng hồ từ vị trí trên cao xuống vì không phải đồng hồ nào cũng có khả năng chịu được sự va đập. Khi tham gia những hoạt động mạnh bạn cũng không nên sử dụng đồng hồ để tránh những va chạm ảnh hưởng tới bề mặt cũng như gây hư hỏng.
Tránh các hoạt động mạnh, trên cao khi đeo đồng hồ
Tránh xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm vào vị trí đeo đồng hồ
Mặc dù đồng hồ đã được trang bị chống nước nhưng nước hoa hay mỹ phẩm đều có trong thành phần các chất hóa học. Khi bạn xịt trực tiếp lên đồng hồ sẽ làm hóa chất, bụi bẩn tiếp xúc vòng ron và vòng cao su khiến dây cao su mục nát, giãn nở. Nước theo đó đi vào bên trong gây hư hỏng.
Tránh xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm vào vị trí đeo đồng hồ
Tránh xa các thiết bị điện tử, nam châm tạo ra từ trường
Đồng hồ kỵ những nơi có từ trường mạnh như: TV, laptop, tủ lạnh,... Không nên để đồng hồ gần hay trên bề mặt những đồ dùng trên để tránh hoạt động của đồng hồ bị ảnh hưởng làm mất tính chính xác.
Để đồng hồ tránh xa các thiết bị điện tử, nam châm tạo ra từ trường
Thay pin đồng hồ khi hết hạn
Hiện nay có 3 loại pin được sử dụng phổ biến khi sản xuất đồng hồ. Bạn nên phân biệt để nắm rõ thời gian cần đi pin của chiếc đồng hồ. Pin kiềm có thời gian sử dụng 5 năm, pin than cần thay pin sau 2 đến 2.5 năm sử dụng. Pin sạc có thời gian sử dụng lâu hơn, sau 6 - 8 năm bạn mới cần đi thay pin.
Thay pin đồng hồ khi hết hạn
Lưu ý giới hạn chịu nước của đồng hồ
Giới hạn chịu nước của đồng hồ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thông số để lưu ý. Đồng hồ không có ký hiệu bar sẽ không có tính năng chống nước. 3 bar - 5 bar sẽ không bị ảnh hưởng bởi nước mưa hay khi rửa tay. 5 bar - 10 bar sử dụng được khi bơi với lượng nước nông,... Nên vặn chặt núm đồng hồ để tránh nước lọt vào trong khi tiếp xúc với nước.
Lưu ý giới hạn chịu nước của đồng hồ
Thường xuyên mang đồng hồ đi kiểm tra, bảo dưỡng
Bạn nên đưa đồng hồ của mình đến các trung tâm bảo hành để kiểm tra và bảo dưỡng khoảng 3 - 4 năm một lần (đối với đồng hồ chạy bằng pin, bạn có thể bảo dưỡng sản phẩm sau mỗi lần thay pin). Sau mỗi lần thay pin bạn cần kiểm tra lại khả năng chống nước của đồng hồ. Bạn nên thường xuyên vệ sinh đồng hồ của mình để làm sạch các vết bẩn bám vào dây đồng hồ.
Nếu không sử dụng bạn nên để đồng hồ ở nơi khô ráo, tránh để mặt đồng hồ úp xuống, dễ xước mặt đồng hồ. Thỉnh thoảng, bạn nên đưa đồng hồ ra sử dụng, tránh cất quá lâu đồng hồ sẽ hỏng. Đặc biệt, trong quá trình cất giữ, bạn không nên sử dụng túi nilon bọc kín đồng hồ, nếu bạn bọc kính bằng túi nilon sẽ làm không khí trong túi ẩm, làm hỏng đồng hồ của bạn.
Thường xuyên mang đồng hồ đi kiểm tra, bảo dưỡng
2. Hướng dẫn bảo quản đồng hồ đúng cách
Cách bảo quản đồng hồ khi không sử dụng
Hãy vệ sinh sạch đồng hồ trước khi cất để tránh bụi và hơi ẩm làm hỏng dây đeo. Cất giữ đồng hồ vào hộp/ khay chuyên dụng có lớp lót mềm mại, đặt mặt đồng hồ ngửa lên trên để tránh trầy xước. Nên đặt chỗ xa từ trường, kiểm tra đồng hồ định kì, giữ giấy tờ liên quan để khi cần dùng có thể lấy ra dễ dàng.
Bảo quản đồng hồ khi không sử dụng dễ dàng
Cách bảo quản đồng hồ cơ
Một số mẫu đồng hồ cơ đang kinh doanh tại TGDĐ:
- Đối với đồng hồ cơ bạn nên vệ sinh bề mặt hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn cũng như các hóa chất bám vào trong thời gian hoạt động.
- Tránh để đồng hồ tiếp xúc các vật có từ trường làm mất độ chính xác khi hoạt động, Luôn đóng nút điều chỉnh để tránh bụi cũng như khi tiếp xúc với môi trường nước sẽ bảo vệ không để nước chảy vào bên trong gây hư hỏng.
- Khi không sử dụng đồng hồ cơ bạn hãy cất trong hộp cất giữ đồng hồ để bảo vệ tối đa khỏi bụi bẩn, ẩm mốc. Đừng quên kiểm tra định kỳ và lên dây cót nạp năng lượng để duy trì hoạt động của đồng hồ nhé.
Luôn đóng nút điều chỉnh đồng hồ để tránh bụi
Cách bảo quản đồng hồ mạ vàng
Một số mẫu đồng hồ mạ vàng đang kinh doanh tại TGDĐ:
Bạn tạm thời không muốn sử dụng đồng hồ mạ vàng có thể tham khảo những cách sau để giữ đồng hồ không bị phai màu cũng như hư hỏng:
- Vệ sinh sạch sẽ trước khi cất.
- Bảo quản đồng hồ trên bề mặt mềm mại, trong hộp kín để tránh bụi bẩn, đừng quên để thêm gói hút ẩm để tránh ẩm mốc.
- Khoảng 3 - 4 tuần, bạn hãy lau nhẹ lên bề mặt bằng giẻ mềm hoặc miếng bông ấm được vắt kiệt nước để giữ độ sáng bóng của sản phẩm.
Nên vệ sinh đồng hồ sạch sạch sẽ trước khi cất
Cách bảo quản đồng hồ dây da
- Vệ sinh đồng hồ da thường xuyên bằng vải mềm hoặc bông khô lau sạch bụi bẩn.
- Hạn chế để dây da tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao để giữ được độ bền - đẹp cho dây.
- Khi không sử dụng bạn nên cất đồng hồ vào hộp kín và có túi chống ẩm.
Hạn chế để dây da tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao để giữ được độ bền
Trên đây là một số lưu ý và cách bảo quản đồng hồ chuẩn nhất được Thế Giới Di Động tổng hợp lại. Hy vọng bài viết có thông tin hữu ích đối với bạn. Cảm ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!