Loot box là gì?
Loot box là một hình thức quay thưởng trong trò chơi, người chơi sẽ phải nạp tiền thật vào game để đổi lấy tiền ảo và họ dùng tiền ảo để mua những hộp quà hoặc quay thưởng để sở hữu những vật phẩm (trong game) phiên bản giới hạn. Loot box xuất hiện trên những tựa game, cả những món đồ chơi dành cho trẻ em.
Những minh chứng điển hình về khái niệm Loot box ngày nay trải dài từ những trò chơi cho đến những thứ trong đời thật như sau:
Một dạng loot box trong tựa game FiFa
Trứng đồ chơi - một dạng loot box dành cho trẻ em
Vô hình chung, điều này lại xảy ra nhiều luồng ý kiến khác nhau, 1 bên bảo về nhà sản xuất - nhà phát hành, 1 bên phản đối và cho rằng đây giống như một hình thức cờ bạc trá hình dựa trên nhiều mô hình khác nhau và 1 bên trải nghiệm theo phong cách "pay to win - có tiền thì có quyền". Và điều này xảy ra năm này qua năm khác vẫn chưa có hồi kết.
Loot box xuất hiện lần đầu trên những... hộp thuốc lá từ những năm 1800 và xuất hiện trên những chiếc máy Gacha (ông tổ của Lootbox). Đầu những năm 90, đây được cho là sự bùng nổ của lootbox với thể loại game thẻ bài như: thẻ bóng chày, thẻ cầu thủ bóng đá, điển hình nhất là những thẻ bài từ bộ truyện Yu-Gi-Oh. Người người nhà nhà đều sẵn sàng chi tiền cho những thẻ bài thuộc dạng "quý hiếm" với số lượng có hạn, lợi nhuận cũng từ đó mà đổ vào túi của nhà phát hành.
Senna hàng hiệu - Liên Minh Huyền Thoại
Vào thời kỳ internet phát triển mạnh mẽ, lootbox cũng vì thế mà lớn mạnh hơn và xuất hiện dày đặc hơn. Cụ thể như sau: CS:GO có những vật phẩm (súng, dao) phiên bản giới hạn hoặc không được bán trong shop (cash shop), thì người chơi sẽ phải nạp tiền vào game để mở hòm đồ với mong muốn có được những vật phẩm ảo với giá...trên trời. Kế đó là tựa game Liên Minh Huyền Thoại cho ra mắt dòng trang phục "hàng hiệu" khi kết hợp với hãng thời trang Louis Vuitton (LV) với số lượng có hạn.
Để tránh bị nhầm lẫn giữa loot box và cash shop, mình sẽ chia làm 2 phần để ngắn gọn để các bạn dễ hiểu hơn:
Mọi vật phẩm trong cash shop đều có giá niêm yết
Chưa kể, có một số tựa game còn yêu cầu người chơi nạp số tiền nhất định, sẽ nhận được một vật phẩm vô cùng giá trị của trò chơi, và thường thì giá trị tiền mặt bạn nạp vào cũng tỉ lệ thuận với món đồ ảo đó.
Đúng như vậy, loot box đã từng bị nhiều người nghi ngờ và cho rằng đây chẳng khác nào là một canh bạc. Thay vì trong cờ bạc, mọi người sẽ biết ngay đến câu châm ngôn: được ăn cả - ngã về không; hoặc một câu khác: ngã ở đâu - gấp đôi ở đấy. Suy cho cùng thì cũng là có tiền hoặc hết tiền.
Còn đối với loot box, người chơi vẫn được quà nhưng giá trị phần quà có phần không cân xứng với số tiền mà mình đã bỏ ra. Khi đó, người chơi sẽ có cảm giác ức chế và niềm khao khát được sở hữu món đồ "quý" ấy sẽ nạp thật nhiều tiền để quay (hoặc mở hộp) ra những món đồ ấy.
Những vật phẩm giới hạn trong CS:GO
Ngoài ra, ở một số tựa game thì người chơi có thể mua được một số vật phẩm hiếm được bày bán trên cash shop tại chợ đen hoặc web buôn bán của nhà phát hành, nhưng mức giá lại cao hơn số tiền bạn bỏ để quay thưởng. Tóm lại, bạn có được vật phẩm đó hay không còn tùy thuộc vào độ nhân phẩm của bạn.
Một số tựa game nặng vấn đề "Pay to win" như các game kiếm hiệp ngày xưa, việc sở hữu 1 trang bị hiếm, độc có thể làm mất cân bằng game. Những game thủ có tiền sẽ ngày càng mạnh thêm vì số tiền họ nạp vào nhiều, qua đó tăng cơ hội ra các vật phẩm hiếm. Tích tụ sự chênh lệch đó theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến tâm lý những người ít nạp tiền nói chung và cộng đồng game đó nói riêng,
Cái gì tận dụng quá thì dễ xuất hiện lỗi
Có thể nhiều game thủ không để ý, tại một số tựa game đồ họa tầm trung đến đồ họa tầm cao thì việc đưa loot box vào game có thể ảnh hưởng đến người nhìn.
Ví dụ như: Trong tựa game Liên minh huyền thoại, những trang phục đắt tiền thường đi kèm với hiệu ứng kỹ năng và ngoại hình nhân vật. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định lại xảy ra một số lỗi (bug) khi đang tham gia trò chơi. Điều này vô tình khiến các game thủ cảm thấy ức chế và yêu cầu nhà phát hành fix lại lỗi này.
Đây chắc có lẽ là điều các game thủ mong chờ đúng không? Quả thật không sai khi nhiều người cho rằng loot box là một "con gà để trứng vàng" của nhà phát hành, nó đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ từ ví của người chơi về ví của họ. Nhà phát hành VNG cũng đã từng bị giới game thủ cho rằng họ "hút máu" quá đà trên tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ và Boom.
Thực ra thì ai cũng cần phải có thu nhập để sống và những nhà phát hành game cũng cần thu nhập để... sống. Bỏ qua những tiêu cực đã kể trên, không thể phủ nhận rằng lootbox cũng đem đến một nguồn lợi không nhỏ cho nhà phát hành. Họ có nguồn thu nhập để có thêm kinh phí tổ chức những giải đấu lớn-nhỏ dành cho người hâm mộ nhằm tôn vinh những người chơi xuất sắc nhất, nhà phát hành cũng phải chi trả thu nhập cho toàn bộ nhân lực để cải thiện - phát triển game hoặc sản phẩm tốt hơn, tất cả đều hướng về khách hàng.
Lootbox cũng có những mặt tốt
Lootbox không sai nếu nhà phát hành tìm được tỷ lệ ra đồ lootbox làm hài lòng phần đông game thủ. Lootbox là cơ hội để những người ít nạp tiền có được những vật phẩm trang bị vượt trội so với số tiền họ bỏ ra. Đó cũng là một cách tốt để giữ chân được một lượng lớn game thủ, qua đó duy trì được một cộng đồng đông - vui - vững mạnh. Mà một cộng đồng mạnh là nền tảng vững chắc để một tựa game sống trường tồn trong hiện tại và tương lai.
Xem thêm
Vừa rồi mình đã mang đến cho mọi người khái niệm về "loot box", có thể sẽ có người khen và người chê trách. Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến vui lòng để lại phần bình luận ở mục góp ý nhé.
Một số mẫu điện thoại cho bạn thỏa sức chiến game đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
↑
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để Chia sẻ bài viết, bình luận, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Game App của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.