Laptop gaming có chơi được game không?
Tiêu chí | Laptop gaming | Laptop văn phòng |
CPU | Bộ vi xử lý có tốc độ xung nhịp cao dành cho chơi game | Bộ vi xử lý tiêu chuẩn được sử dụng cho các tác vụ cơ bản. |
RAM | Từ 8GB đến 16GB | Từ 4GB đến 8GB |
GPU | Có card đồ họa rời như Nvidia Geforce hoặc AMD Radeon chuyên sử dụng đề xử lý đồ họa | Sử dụng card đồ họa onboard trên CPU |
Hệ thống làm mát | Hệ thống làm mát hiện đại có nhiều quạt để giảm tải lượng nhiệt tỏa ra từ card đồ họa chuyên dụng | Hệ thống làm mát không cần nhiều quạt và tiên tiến như laptop chơi game |
Bàn phím | Có đèn LED RGB và độ bền tốt để chịu được áp lực khi chơi game | Thiết kế tinh tế, cảm giác bấm thoải mái khi nhập liệu |
Thiết kế | Hầm hố, nặng hơn máy thông thường | Gọn nhẹ để dễ dàng mang đi |
Màn hình | Tần số quét có thể lên tới 300Hz | Tần số quét từ 60Hz đến 120Hz |
Thời lượng pin | Thời lượng pin kém khoảng 6 giờ sử dụng | Thời lượng pin tốt khoảng 12 giờ sử dụng |
Giá thành | 10 triệu đồng trở lên | Từ 5 đến 10 triệu đồng |
Laptop văn phòng chỉ sử dụng để xử lý các công việc cơ bản hàng ngày như xem phim, nghe nhạc, lướt web, sử dụng các phần mềm tin học như Word, Excel,...Tất cả các công việc trên đều không yêu cầu cao về mặt cấu hình.
Còn laptop gaming được sử dụng với nhu cầu chơi game nên bắt buộc phải trang bị các phần cứng có hiệu năng cao, tốc độ xử lý nhanh để máy có thể đáp ứng được các yêu cầu xử lý đồ họa, chiến game mượt mà hơn.
Laptop văn phòng thường sử dụng những bộ vi xử lý (CPU) có hiệu năng không cao, chủ yếu là Core i3 hoặc Core i5 để tiết kiệm điện, phục vụ các tác vụ cơ bản, nhẹ nhàng như lướt Web, sử dụng các phần mềm văn phòng. Các hậu tố xuất hiện trong tên của bộ xử lý thường là U, Y, G, T.
Laptop gaming phần lớn đòi hỏi phải xử lý nhiều tác vụ cao cấp hơn như game cấu hình cao, chỉnh sửa video, thiết kế 2D và 3D,....cho nên rất cần những bộ vi xử lý có hiệu năng cao như từ Core i5, Core i7. Các hậu tố xuất hiện trong tên bộ xử lý thường là H, HQ, HK, K.
Các laptop văn phòng thường được trang bị ít RAM hơn (từ 4GB đến 8GB) vì chúng được thiết kế để chạy các chương trình không yêu cầu nhiều dữ liệu được lưu trong bộ nhớ như phát video, trình duyệt web, phần mềm tin học.
Còn những tác vụ để chơi game, xử lý đồ họa thì cần lưu trữ rất nhiều nội dung vào bộ nhớ để chạy mượt mà hơn. Thường thì một laptop gaming sẽ được yêu cầu trang bị ít nhất là 8GB để tránh chơi game bị lag hoặc không tải được game. Các chương trình chạy nền như phần mềm chống virus và hệ điều hành cũng cần RAM để hoạt động.
Một điểm khác biệt có thể nhận ra trên 2 loại máy nữa là laptop văn phòng thường sẽ không được trang bị thêm card đồ họa rời mà chỉ sử dụng card đồ họa được tích hợp sẵn trong CPU (card onboard). Những card đồ họa này phải sử dụng cùng RAM với CPU nên không đủ mạnh và dung lượng bộ nhớ để xử lý tốt các yêu cầu về đồ họa.
Mặt khác, card đồ họa rời trên những con laptop gaming lại tách biệt với GPU nên có có bộ nhớ riêng (VRAM) và bộ xử lý đồ họa riêng, giúp nó có thể xử lý nhiều dữ liệu phức tạp liên quan đến đồ họa như game, mô hình 3D, video chất lượng cao.
Laptop gaming sử dụng bộ vi xử lý rất ngốn điện và card đồ họa rời tỏa rất nhiều nhiệt. Các linh kiện này được sắp xếp trong một phạm vi nhỏ là thân máy sẽ khiến máy cực kì nóng. Vì vậy máy cần một luồng thông khí lớn, nhiều quạt với tốc độ cao để tản được hết lượng nhiệt này.
Laptop văn phòng thì không tạo ra nhiều nhiệt khi sử dụng như laptop gaming nên nó không cần hệ thống làm mát quá hiện đại và chỉ cần 1 quạt tản nhiệt là đủ.
Ở người dùng phổ thông, laptop không cần có bàn phím phải được trang bị đèn LED vì họ không có nhu cầu sử dụng nhiều. Còn các game thủ thường thích tăng độ màu mè cho con máy và có thói quen sử dụng trong đêm. Bàn phím có đèn LED nhấp nháy sẽ tăng tính thẩm mỹ đối với game thủ và tăng khả năng quan sát được phím trong môi trường thiếu sáng.
Bàn phím LED RGB của laptop gaming
Một điểm khác nữa là bàn phím của máy gaming đòi hỏi phải có độ trễ thấp để vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả khi chơi game và cũng phải đủ bền để chịu được áp lực lặp đi lặp lại trên những cú bấm của các game thủ. Điều này là không cần thiết trên những con laptop chỉ sử dụng cho văn phòng.
Laptop văn phòng thường sẽ rất gọn nhẹ để dễ mang đi, thiết kế tối giản, tinh tế phù hợp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp như văn phòng, trường học.
Laptop gaming lại thường có ngôn ngữ thiết kế hầm hố, nhiều chi tiết hơn. Nhiều máy được trang trí thêm đèn LED xung quanh hoặc trên logo của hãng để thu hút sự chú ý hơn. Do sở hữu các linh kiện đặc thù như quạt, card đồ họa chuyên dụng và sử dụng pin to hơn nên máy sẽ nặng hơn so với máy văn phòng.
Màn hình tần số quét 60Hz và 144Hz
Màn hình của laptop gaming thường sở hữu tần số quét từ 144Hz đến 240Hz để đảm bảo hiển thị được mượt mà các chuyển động nhanh trong game mà không gây giật hoặc xé hình.
Màn hình laptop văn phòng có tần số quét thấp hơn từ 60Hz đến 120Hz chỉ đủ để hiển thị hình ảnh tươi, rõ nét khi xem phim, lướt web.
Do sở hữu nhiều phần cứng ngốn nhiều điện năng như màn hình, bộ xử lý, card đồ họa nên tuổi thọ pin cũng như thời lượng pin của máy gaming bị ảnh hưởng nhiều sau một quãng thời gian dài sử dụng.
Pin của laptop văn phòng tốt hơn vì chúng đã phải bỏ bớt hiệu năng để tiết kiệm điện năng, không sử dụng đến card đồ họa rời giúp cải thiện tuổi thọ và thời lượng pin khi sử dụng.
Ở phân khúc phổ thông, hầu hết các laptop văn phòng thường có giá thành rẻ hơn laptop chơi game. Giá thành của laptop chơi game đắt là do phải có các phần cứng hiệu năng cao, các tính năng bổ sung như đèn LED, màn hình, hệ thống làm mát tiên tiến, chi phí thiết kế và sản xuất cao hơn nên giá thành sẽ có sự chênh lệch.
TẬU NGAY LAPTOP VĂN PHÒNG CẤU HÌNH MẠNH
Laptop văn phòng hoàn toàn có thể chơi được game nhưng chỉ chơi được một số tựa game đáp ứng được cấu hình cơ bản máy. Tuy nhiên ở các trò chơi có đồ họa cao hơn bắt buộc laptop của bạn phải đủ yêu cầu cấu hình tối thiểu thì máy của bạn mới có thể chơi được, nếu vẫn cứ cố gắng tải về chơi chắc chắn sẽ gây hiện tượng giật lag cực kỳ khó chịu hoặc thậm chí là không tải về được nếu đồ họa của game quá cao.
Laptop văn phòng chơi game
Việc cố gắng chơi các tựa game nặng sẽ gây áp lực lên CPU và card onboard khiến máy nóng lên từ bên trong. Các máy laptop này do không sở hữu hệ thống tản nhiệt như máy gaming nên nhiệt độ tăng lên quá mức sẽ làm hỏng các linh kiện điện tử, đặc biệt là linh kiện xung quanh CPU.
Bạn nên chủ động kiểm tra cấu hình máy của mình và đem so sánh với cấu hình mà game yêu cầu để xem máy có chơi nổi tựa game đó hay không.
Đây là 6 cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop Windows đơn giản, dễ dàng.
Như đã đề cập ở vấn đề giá thành, laptop gaming sở hữu phần cứng tiên tiến, trang bị cấu hình cao chuyên dụng cho việc chơi game, làm đồ họa. Song Song phần cứng phải được thiết kế đặc biệt để phù hợp với không gian nhỏ gọn, thêm vào các chức năng bổ sung như đèn LED RGB, màn hình, hệ thống tản nhiệt cho nên chi phí sản xuất 1 laptop gaming sẽ mắc hơn 1 laptop văn phòng phổ thông.
Câu trả lời là có và sẽ rất nóng khi chơi game hoặc làm việc đòi hỏi đồ họa cao. Nhưng đây không phải là vấn đề vì các laptop gaming hiện nay đều được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao do có hệ thống làm mát tiên tiến.
Một laptop gaming có thể làm bất cứ thì mà laptop bình thường có thể làm nhưng để một laptop bình thường chơi được game thì phải xem tựa game đó có đồ họa thế nào, yêu cầu cấu hình máy ra sao, có nhẹ không. Và nếu mọi thứ của game đều yêu cầu cao hơn máy của bạn thì chắc chắn sẽ không thể nào chơi được.
Không thể nâng cấp laptop văn phòng thành laptop chơi game vì các bộ phận như card đồ họa thường được hàn vào bo mạch chủ, rất khó để thay đổi thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Hệ thống làm mát của máy văn phòng cũng không đủ để làm mát cá CPU và GPU ngay khi nó được nâng cấp. Chỉ có RAM và ổ cứng là có thể nâng cấp lên được.
Tham khảo cách chọn laptop gaming chất lượng tại đây.
Xem thêm:
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được liệu laptop văn phòng có chơi được game không. Mỗi loại máy đều có điểm mạnh điểm yếu,hãy xem xét nhu cầu sử dụng để chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Nếu có nhu cầu, các bạn có thể ghé Thế Giới Di Động để được tư vấn miễn phí nhé!
Một số mẫu laptop gaming đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động
↑
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập để Chia sẻ bài viết, bình luận, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Game App của
Thế Giới Di Động
Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội.