Giỏ hàng
Đã thêm vào giỏ hàng Xem giỏ hàng
Chọn vị trí để xem giá, thời gian giao:
X
Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn
Vui lòng cho Thế Giới Di Động biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách.
Xác nhận địa chỉ
Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau
Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận
Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Cách chọn CPU máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng

CPU được xem là một phần thiết bị không thể thiếu của một chiếc máy tính hiện nay được sử dụng trên thị trường, bởi tốc độ của máy tính bạn chạy nhanh hay chậm phụ thuộc hầu hết vào CPU. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn CPU phù hợp với máy tính của bạn? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách chọn CPU máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Cùng theo dõi ngay nhé!

Cách chọn CPU máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng

Cách chọn CPU máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng

I. CPU cho máy tính để bàn và máy tính xách tay có giống nhau không?

Đầu tiên bạn phải biết là trong cùng 1 thế hệ CPU thì sẽ có những CPU dành riêng cho máy tính để bàn và những CPU dành riêng cho máy tính. Để phân biết chúng bạn chỉ cần nhìn vào tên của chúng là được.

1. Cách phân biết CPU intel dành cho máy tính để bàn và máy tính xách tay

Máy tính để bàn: Tên mã CPU Intel dành cho máy tính để bàn thường không có hậu tố sau số mô hình hoặc có các hậu tố là K (ép xung), F (không có card đồ họa tích hợp). Ví dụ, Intel Core i7-9700.

Máy tính xách tay: CPU Intel dành cho máy tính xách tay thường có các hậu tố trong tên của chúng. Dưới đây là một số hậu tố thông dụng và ý nghĩa của chúng:

  • "U": Ultra Low Power. Những CPU này được thiết kế để tiêu thụ ít năng lượng hơn, thích hợp cho máy tính xách tay đời mới. Ví dụ: Intel Core i7-1065G7U.
  • "G": Graphics level. Tích hợp bộ xử lý đồ họa thế hệ mới nhưng cơ bản cũng là CPU tiết kiệm điện và là bản nâng cấp của CPU đuôi U. Ví dụ: Intel Core i51 155G7
  • "H": High-Performance Graphics. CPU này có sức mạnh lớn hơn CPU đuôi U cùng thế hệ do sử dụng nhiều điện hơn và phát sinh nhiều nhiệt hơn. Ví dụ: Intel Core i7-9750H.
  • "Y": Extremely Low Power. CPU này tiêu thụ rất ít năng lượng, thường xuất hiện trong các thiết bị rất mỏng hoặc không có quạt. Ví dụ: Intel Core i5-8200Y.

Đây không phải là danh sách toàn diện về tất cả các hậu tố Intel sử dụng nhưng đã nó bao gồm những hậu tố phổ biến nhất hiện tại.

2. Cách phân biết CPU AMD dành cho máy tính để bàn và máy tính xách tay

Tương tự như Intel, AMD cũng sử dụng tên mã để phân loại các CPU dành cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Dưới đây là cách bạn có thể phân biệt:

Máy tính để bàn: CPU AMD dành cho máy tính để bàn thường có tên mã không có hậu tố (hoặc với hậu tố 'X' nếu là phiên bản hiệu suất cao). Ví dụ, AMD Ryzen 5 3600 hoặc Ryzen 7 3700X là dành cho máy tính để bàn.

Máy tính xách tay: Giống như Intel, AMD cũng dùng hậu tố để phân loại CPU dành cho laptop:

  • "U": Ultra Low Power. Đây là CPU tiết kiệm năng lượng cho máy tính xách tay. Ví dụ: Ryzen 5 3500U.
  • "H": High-Performance Graphics. Đây là CPU có hiệu suất cao hơn và thường kèm theo card đồ họa mạnh mẽ hơn. Ví dụ: Ryzen 7 4800H.

Đôi khi, bạn cũng có thể thấy phiên bản của CPU dành cho máy tính xách tay có chữ 'M' ở cuối, chẳng hạn như AMD Ryzen 7 3750H. Trong trường hợp này, 'M' chỉ đơn giản là một ký hiệu, và không có ý nghĩa cụ thể liên quan đến hiệu suất hoặc tiết kiệm năng lượng.

3. Tổng kết về CPU cho máy tính để bàn và laptop

CPU dành cho máy tính để bàn và laptop là khác nhau do đó nếu bạn build máy tính để bàn thì bạn sẽ lựa chọn được nhiều thành phần khác nhau để kết hợp lại với nhau để ra 1 bộ máy tính hoàn chỉnh, điều này đòi hỏi bạn phải có "kiến thức - kinh nghiệm - trải nghiệm" để thực hiện. Thông thường chi phí cho CPU sẽ chiếm từ 20 ~ 35% tổng chi phí cho 1 bộ máy tính hoàn chỉnh (chưa bao gồm màn hình và các thiết bị ngoại vi khác).

CPU dành cho máy tính để bàn thì có thể thay thế và nâng cấp được, chỉ là bạn sẽ cần phải nắm thêm 1 chút về sự hòa hợp của CPU với RAM và bo mạch chủ.

Còn nếu bạn mua laptop thì bạn đã có 1 hệ thống được tính toán sẵn mọi thứ và lúc này mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Lúc này thì bạn sẽ chọn laptop của thương hiệu nào bạn thích và xem các thông số khác như bao nhiêu RAM, card đồ họa là gì. Và CPU cũng như GPU trên laptop không thể thay thế, nâng cấp được nên bạn hãy lựa chọn thật chính xác nhé.

Mời bạn tham khảo các laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

1

II. Các thông số có trên CPU mà bạn cần biết

1. Thế hệ CPU

Bạn nên tìm hiểu CPU Intel và AMD lúc bạn muốn mua thì thế hệ nào là thế hệ mới nhất và nên mua trong vòng 2 ~ 3 thế hệ mới nhất. Ví dụ như ở tháng 5/2024 thì thế hệ mới nhất là Intel 14, do đó nếu bạn muốn mua CPU cho máy tính để bàn hay chọn laptop thì chỉ nên chọn từ thế hệ 12, 13 hoặc 14 thôi là tốt nhất. 

2. Hậu tố CPU

Khi nhìn vào tên CPU ta có thể biết được thế hệ CPU, dòng nào và đặc tính của chúng. Ví dụ như ở hầu hết CPU thì:

  • CPU có hậu tố K (CPU máy tính bàn): cho phép bạn ép xung, giúp tăng thêm sức mạnh của CPU lên 1 chút. Ví dụ: Intel Core i9 13900K
  • CPU có hậu tố F (CPU máy tính bàn): tương tự như CPU thông thường tuy nhiên lại chúng sẽ không có iGPU tích hợp nên giá sẽ thấp hơn. Ví dụ: Intel Core i5 12400F và Intel Core i5 12400
  • CPU có hậu tố U (CPU laptop): CPU dòng này cũng có khả năng tiết kiệm điện nhưng lại có ưu điểm là mạnh hơn dòng Y. Thêm vào đó, còn có khả năng hạn chế sinh nhiệt để dùng trên các thiết bị máy tính mỏng, nhẹ. Đồng thời, thông thường dòng này cũng có hiệu năng thấp hơn so với các dòng chip khác, phù hợp với những người dùng xử lý các công việc văn phòng đơn giản, học tập hoặc thực hiện các tác vụ từ nhẹ đến trung bình.
  • CPU có hậu tố H (CPU laptop): CPU dòng H cũng có hiệu năng làm việc cao, phù hợp cho những máy tính dành để chơi game cần cấu hình mạnh.
  • CPU có hậu tố G (CPU laptop): Dòng chip này được trang bị Card đồ họa tích hợp Intel Iris thay vì Intel HD Graphic. 
  • CPU có hậu tố Y (CPU laptop): CPU dòng này có ưu điểm là tiết kiệm pin, còn có hình dạng mỏng và nhẹ, thông thường sẽ được trang bị cho các sản phẩm Ultrabook. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là yếu hơn các dòng CPU khác.

3. Tốc độ xử lý

Tốc độ xử lý CPU chip của máy tính thông thường sẽ được đo bằng đơn vị Ghz, đơn vị này sẽ biểu hiện tốc độ xử lý thao tác của CPU được tính trên mỗi giây. Và khi thông số càng cao thì máy tính sẽ chạy càng nhanh, mượt mà hơn. Nếu như bạn là một người dùng không có nhu cầu sử dụng các ứng dụng nặng thì không nhất thiết phải lựa chọn CPU có thông số khủng, bởi điều này sẽ tăng chi phí của bạn lên.

4. Số nhân - số luồng

  • Nhân (core): Nhân là lõi của bộ vi xử lý, khi thấy thông tin nói CPU có 2 nhân thì có nghĩa là trong CPU có hiện đang có hai bộ vi xử lý. Đồng thời, hai nhân này sẽ giúp cho CPU của bạn có thể thực hiện cùng lúc được 2 tác vụ khác nhau. Hiện nay, CPU càng hiện đại thì càng sẽ có nhiều nhân hơn.
  • Luồng (thread): Luồng được hiểu đơn giản là luồng xử lý dữ liệu. Thông thường thì 1 CPU sẽ xử lý được 1 luồng dữ liệu. Tuy nhiên với sự phát triển về công nghệ vượt bậc như hiện nay thì CPU ngày nay sẽ được trang bị thêm Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng). Công nghệ này sẽ giúp cho CPU có khả năng xử lý được 2 luồng dữ liệu trong cùng một thời điểm. Và lúc này, hiệu quả hoạt động của CPU cũng sẽ được tăng lên 20%.

III. Chọn CPU theo nhu cầu: cấu hình game hoặc phần mềm

Nhu cầu của bạn khi mua máy tính là gì đi chăng nữa thì tất cả đều thể hiện qua phần mềm bạn sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu là chơi game thì sẽ là chơi tựa game A hoặc B. Còn nếu là làm việc thì làm việc trên phần mềm nào đó cụ thể như là chỉnh sửa ảnh thì dùng Adobe Photoshop, làm video thì là Adobe Premiere. Để chọn CPU theo cấu hình của game hoặc phần, thì trước hết người dùng nên xác định tựa game/phần mềm mà bạn mong muốn, từ đó đưa ra lựa chọn các dòng CPU phù hợp.

1. Đối với game:

Bạn có thể tìm kiếm trên google theo cách sau: Cấu hình khuyến nghị + tên game hoặc Tên game + system requirements

Bên cạnh đó, nếu như các tựa game nhẹ như Liên Minh Huyền Thoại, Dead By Daylight, Apex Legends,... thì người dùng có thể chọn i3 đời 10 trở lên. Còn nếu như các dòng game nặng hơn như Horizon Zero Dawn, Forza Horizon 5, God of War, Naraka: Bladepoint,... thì người dùng nên chọn i5 trở lên.

Ví dụ như GTA 5 có CPU ở: 

  • Minimum system requirements (cấu hình khuyến nghị) là Intel Core 2 Quad CPU Q6600 @ 2.40GHz (4 CPUs) / AMD Phenom 9850 Quad-Core Processor (4 CPUs) @ 2.5GHz
  • Recommended system requirements (cấu hình khuyên dùng) là Intel Core i5 3470 @ 3.2GHZ (4 CPUs) / AMD X8 FX-8350 @ 4GHZ (8 CPUs)

Lúc này bạn chỉ cần chọn CPU mạnh hơn cấu hình khuyến nghị là có thể "chơi được game". Còn nếu bạn muốn chơi game vừa mượt vừa đẹp thì hãy chọn CPU mạnh hơn cấu hình khuyên dùng là được. Còn cách so sánh CPU thì bạn tham khảo bài viết sau nhé!

Chọn CPU theo cấu hình Game 

Chọn CPU theo cấu hình Game 

2. Đối với phần mềm:

Bạn có thể tìm kiếm trên google theo cách sau: Cấu hình khuyến nghị + tên phần mềm hoặc Tên phần mềm + system requirements. Ví dụ ở đây mình chọn là Adobe Premiere Pro 23.x thì sẽ có CPU ở:

  • Minimum system requirements (cấu hình khuyến nghị) là Intel® 6th Gen hoặc newer CPU – or AMD Ryzen™ 1000 Series hoặc newer CPU
  • Recommended system requirements (cấu hình khuyên dùng) là Intel® 7th Gen hoặc newer CPU with Quick Sync – hoặc AMD Ryzen™ 3000 Series / Threadripper 2000 series hoặc newer CPU

Tương tự như với chọn CPU cho game, bạn nên chọn CPU có sức mạnh lớn hơn CPU ở cấu hình khuyên dùng để làm việc được trơn tru nhất.

Mời bạn tham khảo các laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

1

IV. Chọn mua CPU tương thích với bo mạch chủ và RAM

Nếu bạn đã có một máy tính bàn đang sử dụng và muốn nâng cấp CPU lên 1 mẫu CPU mới hoặc bạn đang xây dựng cấu hình mới hoàn toàn thì bạn cần biết thêm về mối quan hệ giữa 3 thành phần là CPU, RAM và bo mạch chủ.

Bo mạch chủ sẽ có 1 thông số là socket, và 1 socket sẽ tương ứng với 1 số thế hệ CPU nhất định. Ví dụ socket LGA 1700 sẽ hỗ trợ các CPU Intel thế hệ 12, 13 và 14. Socket này thì tương ứng với các mẫu bo mạch chủ có ký hiệu như B760, B770, Z690, Z790. 

Tương tự vậy thì các bo mạch chủ này sẽ hỗ trợ là RAM thế hệ nào. Ở Intel thế hệ 12, 13, 14 này thì đang có sự chuyển giao giữa RAM DDR4 và DDR5 nên tùy loại bo mạch chủ thì bạn sẽ chọn RAM ở thế hệ nào cho đúng.

Xem thêm: So sánh RAM DDR4 và DDR5

Do đó nếu bạn đã có 1 CPU trong máy và muốn nâng cấp thì bạn cần quan tâm đến bo mạch chủ mình đang xài có thể hỗ trợ tối đa là CPU nào. Nếu CPU bạn muốn mua không gắn được với bo mạch chủ sẵn có thì bạn sẽ cần phải thay thế cả bo mạch chủ mới và có thể là RAM mới qua đó làm tăng thêm chi phí thay thế.

Xem thêm:

Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thêm được kiến thức liên quan đến cách chọn CPU máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

Một số mẫu laptop gaming cho bạn thỏa sức chiến game đang bán tại Thế Giới Di Động

1

Tin tức liên quan

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...