Deep Learning Super Sampling (DLSS) là công nghệ render đột phá nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), giúp tăng hiệu suất đồ họa bằng bộ xử lý AI trên nhân Tensor chuyên dụng trên card màn hình Nvidia GeForce RTX. DLSS là kết quả của sự kết hợp Supersamling cho hình ảnh trong game mượt mà hơn và Deep Learning để áp dụng các cải tiến chung cho trò chơi.
DLSS là sự kết hợp giữa:
NVIDIA DLSS (Deep Learning Super Sampling) là gì?
NVIDIA chạy Supersampling trên một trò chơi cụ thể, lặp đi lặp lại, trên các card đồ họa trong các trung tâm dữ liệu khổng lồ của Nvidia. Nó tính toán những cách tốt nhất để áp dụng kỹ thuật Supersampling vào một trò chơi với quá trình xử lý lặp đi lặp lại trên hình ảnh của trò chơi đó và Deep Learning sẽ can thiệp vào những vòng lặp này.
Từ đó hệ thống sẽ tìm hiểu càng nhiều càng tốt về cách trò chơi hiển thị như thế nào, và qua mỗi vòng lặp thì nó sẽ học cách làm thế nào để hình ảnh trông rõ nét và mắt hơn.
DLSS
DLSS được tạo nên bằng cách kết hợp các khung hình kết xuất cuối cùng và bộ đệm trung gian được lấy từ hệ thống hiển thị của trò chơi. VGA Nvidia xử lý và chuẩn bị dữ liệu trước tiên, sau đó đưa vào quy trình đào tạo trên cụm siêu máy tính NVIDIA Saturn V DGX. Một trong những yếu tố chính của quá trình xử lý trước là tích lũy các khung hình, đủ để tạo ra “các khung hình hoàn hảo”.
Trong quá trình “học”, hàng nghìn khung hình răng cưa được đưa vào mô hình DLSS và đầu ra của nó được đánh giá dựa trên các khung hình “hoàn hảo” từ trước. Điều này giúp đào tạo mô hình DLSS cách suy ra hình ảnh 64 mẫu/pixel chỉ từ khung hình đầu vào 1 mẫu/pixel.
DLSS được đào tạo như thế nào?
DLSS sử dụng bộ mã hóa tự động chuyển đổi để xử lý từng khung hình, một cách tiếp cận rất khác so với các kỹ thuật khử răng cưa khác. “Bộ mã hóa” của mô hình DLSS trích xuất các thông tin đa chiều từ mỗi khung hình để xác định các cạnh cũng như hình khối, qua đó quyết định những gì nên và không nên được điều chỉnh.
Sau đó “bộ giải mã” chuyển các thông tin đa chiều này quay về hiển thị dưới dạng hình ảnh màu sắc Đỏ, Xanh lá, Xanh Lam mà con người chúng ta quen thuộc, đồng thời làm mịn các cạnh và làm sắc nét các khu vực chi tiết mà “bộ mã hóa” đã đánh dấu là cần điều chỉnh trước đó.
DLSS 1.0 (ra mắt 2/2019) được xem là bản thử nghiệm với những đánh giá không cao từ cộng đồng người sử dụng và còn nhiều thiếu sót.
DLSS 2.0 (ra mắt 8/2019) được hoàn thiện hơn và đem đến những trải nghiệm tuyệt vời dành cho game thủ với nhiều cải thiện vượt bậc hơn thế hệ tiền nhiệm.
DLSS 1.0 và DLSS 2.0
Một số nâng cấp và tính năng nổi bật của DLSS thế hệ thứ 2 có thể kể đến như:
DLSS 3.0 (ra mắt 10/2022) phiên bản mới nhất, dù có cách vận hành tương tự thế hệ trước nhưng mang những cải tiến vượt bậc hơn, "đáng đồng tiền bát gạo" hỗ trợ tăng hiệu suất, đồng thời vẫn duy trì được chất lượng đồ họa cùng tốc độ phản hồi cứ phải gọi là ổn áp, mượt mà.
DLSS 3.0 gia tăng hiệu suất gấp 4 lần
Một trong những tính năng mới là Optical Multi Frame Generation, cho phép thuật toán AI dự đoán và phác họa thêm các khung hình mới dựa trên dữ liệu sẵn có.
Điều này giúp máy không cần tới CPU dựng từng khung hình, hạn chế hiện tượng nghẽn cổ chai của CPU và GPU, từ đó dù chỉ với một mẫu CPU tầm trung vẫn có thể khai thác toàn bộ sức mạnh khi chiến game từ RTX 4090.
DLSS 3.0 tăng hiệu suất lên gấp 4 lần và tăng khả năng phản hồi lên gấp 2 lần so với độ phân giải gốc, từ đó giúp game thủ nâng tầm trải nghiệm mọi chiến trường ảo tuyệt vời hơn. Đặc biệt, DLSS 3.0 tích hợp trên dòng RTX 40-series, hỗ trợ lên đến 35 tựa game phổ biến hiện nay.
Bạn có thể xem một số so sánh tựa game khi không và có DLSS:
Nvidia GEFORCE RTX 3000 series
Bạn có thể tham khảo một số laptop sở hữu card đồ họa Nvidia GEFORCE RTX 3000 series sau:
Nvidia GEFORCE RTX 2000 series
Các tựa game hỗ trợ DLSS
Battlefield V
Metro Exodus
Xem thêm:
Thông qua bài viết giới thiệu DLSS này thì các bạn đã có những hiểu biết thêm về DLSS và những thông tin khác cần thiết cho việc chơi game trên PC, Laptop. Chúc các bạn có thể sử dụng được tính năng này một cách tốt nhất.