DLC (viết tắt của cụm từ Downloadable Content) hay còn gọi là bản mở rộng. DLC được phân phối độc quyền bởi nhà phát hành game. Các DLC này có thể là các câu chuyện kể thêm sau khi kết thúc story chính của game, các pack nhân vật, vũ khí hoặc là chế độ chơi mới.
Nói cho dễ hiểu thì game base (game bản gốc chưa có DLC) như 1 tô phở, DLC sẽ là gia vị như tiêu, tương ớt, chanh. Nếu muốn tô phở thêm ngon, đậm vị thì bạn sẽ cần các DLC để tăng phần hấp dẫn của tô phở (ngoại trừ bạn là người không thích ăn chanh, ớt).
Khi bạn mua Season Pass cho 1 tựa game nào đó trên Steam, Epic hay đĩa game bán kèm Season Pass thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được miễn phí tất cả các bản DLC sau này bao gồm DLC mới hoặc update.
=> Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí thay vì mua lẻ từng cái DLC. Nếu bạn có ý định gắn bó lâu dài với 1 game thì việc mua DLC là cần thiết.
Ví dụ: Nhà phát hành công bố sẽ cho ra mắt đĩa game X với giá $80 và sẽ cho ra mắt 5 bản DLC với giá $10 một bản, khi mua đĩa có Season Pass sẽ có giá $110 => Người chơi sẽ lời $20.
Tuy nhiên cũng có một số bất cập như khi người chơi trả tiền để mua đĩa game Season Pass, một số nhà phát hành game trong lúc đang phát triển do không đủ kinh phí nên chấm dứt phát triển trò chơi => Người chơi sẽ bị lỗ tiền.
Trong thời gian phát triển game X do không đủ kinh phí và phải chấm dứt ở giai đoạn DLC bản 2, khi đó người mua đĩa có Season Pass sẽ bị lỗ 3 phiên bản DLC => Người mua sẽ lỗ $30.
Battle Pass là gói nhiệm vụ cao cấp, người chơi chi tiền để mua, sau đó người chơi sẽ hoàn thành các mốc nhiệm vụ để đạt được những phần quà có giá trị cao từ nhà phát triển. Nói theo cách dễ hiểu thì người chơi sẽ không chỉ mất tiền mà còn phải làm thì mới có ăn.
Trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử, Battle Pass là cách kiếm tiền bằng cách cung cấp nội dung bổ sung cho trò chơi thông qua hệ thống theo cấp bậc, thưởng cho người chơi các vật phẩm trong trò chơi bằng cách chơi trò chơi và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể. Lấy cảm hứng từ hệ thống bán vé qua mùa và bắt nguồn từ Dota 2 vào năm 2013, mô hình Battle Pass đã được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn.
Lấy ví dụ: Trong chế độ Đấu Trường Chân Lý ở Liên Minh Huyền Thoại, người chơi sẽ mua Vé Thiên Hà (Battle Pass) để kích hoạt chuỗi nhiệm vụ, người chơi đạt mốc sẽ nhận được những phần thưởng giá trị hơn những người chơi miễn phí như Chưởng Lực, Sàn Đấu, Linh thú bắt mắt hơn
Nói đơn giản đây là tên do nhà phát hành đặt cho các tựa game họ bán ra sau một thời gian, những phần game này sẽ tích hợp DLC, tùy thuộc vào đặc tính của trò chơi nhà phát hành sẽ đặt những cái tên khác nhau như là Game Of the Years Edition dùng cho game đạt giải Game of The Year.
Xem thêm:
Qua bài viết đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho bạn về DLC trong game, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn và trải nghiệm những tựa game đình đám trọn vẹn hơn, nếu còn gì thắc mắc mắc, đừng ngại mà để lại ở phần bình luận nhé!