Phiên bản laptop HP Victus mang một thiết kế tối giản nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ nhờ kết hợp với những đường nét góc cạnh tạo nên một tổng thể hiện đại, bắt mắt mà bạn không thể tìm thấy hay nhầm lẫn với bất kỳ dòng laptop gaming nào.
Điểm nhấn của chiếc laptop này là logo Victus sáng bóng cùng chữ Victus được khắc song song khiến cho máy trở nên tinh tế, thu hút người dùng. Bởi vì là chiếc laptop gaming nên máy có khối lượng khá nặng khoảng 2.46 kg, độ dày 23.5 mm, tuy nhiên bạn vẫn có thể bỏ vào balo và chiến game ở khắp mọi nơi.
Thật ấn tượng với khe thoát nhiệt dài và rộng được đặt ngay cạnh trước mặt lưng của máy giúp máy luôn mát mẻ, hoạt động ổn định khi sử dụng với các tác vụ nặng nhờ khe tản nhiệt lớn, lượng nhiệt thoát ra nhiều hơn, nhanh hơn, ngăn chặn tình trạng nóng bàn phím hay chỗ kê tay khi làm việc.
Do màn hình lớn 16.1 inch được thiết kế khá nặng và dày, còn phần bản lề thì chưa được cứng cáp để giữ cho màn hình không bị rung lắc. Đây chính là điểm yếu nhất của chiếc máy này khi thao tác mạnh.
Bạn có thể thao tác trên bàn phím chuẩn xác hơn nhờ đèn đơn sắc trắng được cài đặt dưới các phím. Hành trình phím sâu, khoảng cách giữa các phím vừa phải tạo sự thoải mái khi bạn thực hiện các lệnh. Bàn phím được thiết kế Fullsize giúp bạn tính toán, nhập liệu chỉ trong tích tắc.
Cùng với đó, nhà laptop HP đã trang bị khá đầy đủ các cổng kết nối như cổng USB, Type-C, HDMI, Jack tai nghe và cả khe đọc thẻ nhớ SD hỗ trợ bạn kết nối các thiết bị ngoại vi như loa, màn hình, máy in,... dễ dàng hơn, tiện lợi hơn, truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
Laptop được tích hợp CPU AMD Ryzen 7 5800H cho 8 nhân 16 luồng với tốc độ CPU 3.20 GHz, có thể ép xung lên đến 4.4 GHz nhờ công nghệ Turbo Boost và card rời Geforce RTX 3050 4 GB tân tiến, hỗ trợ bạn xử lý mọi tác vụ nặng đồ hoạ như Premiere, Photoshop, AI,... cũng như chinh chiến được nhiều tựa game thịnh hành.
Mình bắt đầu trải nghiệm đầu tiên với phần mềm Premiere, sau khi mình render một video gần 4 phút với chất lượng 4K thì nhiệt độ của máy cũng khá cao gần 90 độ, trong đó nhiệt độ CPU chiếm gần 40%. Nếu bạn điều chỉnh yếu tố tản nhiệt ở phần mềm OMEN Gaming Hub lên tối đa thì nhiệt độ giảm còn 49 độ, điện năng tiêu thụ khoảng 32 W, sau khi hoàn tất render video xong thì điện năng tiêu thụ của máy chỉ 10 W.
Để nhận biết rõ hơn về hiệu năng cũng như nhiệt độ và điện năng tiêu thụ tối đa của máy khi sử dụng cho các tác vụ nặng, mình đã tiến hành stress test cho máy khoảng 3 phút 10 giây để kiểm tra thì kết quả là máy sẽ khá nóng tối đa khoảng 90 độ, điện năng trung bình khoảng 54 W khá hao điện năng, xung nhịp đạt 3.85 GHz cũng khá là cao, bạn vẫn có thể ép xung lên đến 4.0 GHz nhưng nó sẽ làm giảm tuổi thọ cho máy.
Chứng minh hiệu năng của máy, mình tiếp tục kiểm tra với tựa game Shadow of the Tomb Raider chỉ hỗ trợ công nghệ NVIDIA DLSS, cài đặt ở mức cao, còn một số mục khác mình để tối đa, sau khi mình trải nghiệm thì nhiệt độ của máy cũng khá mát mẻ với khoảng 66 - 71 độ khả năng tiêu thụ điện năng cũng khá ổn định từ 75 - 76 W và FPS không bị rớt quá nhiều mặc dù hiệu ứng hay các chi tiết trong game được diễn ra khá nhiều, FPS luôn giao động ổn định từ 45 - 50. Tuy là FPS không thể lên đến 60 nhưng mình cảm thấy các hoạt cảnh di chuyển nhân vật khá là mượt mà, tốc độ phản hồi cũng nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, mình đã chuyển sang test thêm game Control, game này có hỗ trợ cả công nghệ Ray Tracing và DLSS. Đầu tiên, mình chỉ bật DLSS thì hiệu xuất xử lý tương đối ổn định, khả năng tái tạo màu sắc, độ chi tiết cũng khá cao, tuy nhiên hình ảnh có xuất hiện tình trạng răng cưa.
Tiếp theo, mình bật đồ hoạ ở mức medium và công nghệ Ray Tracing ở mức cao thì FPS giảm đáng kể khoảng 30 - 36 FPS, nhiệt độ của máy tầm 70 độ, điện năng thì cũng như tựa game Shadow Of The Tomb Raider. Ở tựa game lần này nhờ có công nghệ Ray Tracing, bạn có thể nhìn thấy rõ khả năng tái tạo màu sắc, độ chi tiết cao, bạn có thể thấy rõ cả các vệt khói trắng, vật thể trong game.
Sau đó, mình đã thử vừa bật Ray Tracing và cả DLSS thì FPS tăng lên đến 55 - 60 FPS, còn hiệu suất, điện năng thì vẫn giữ ổn định không giao động. Một điều các bạn nên lưu ý là khi FPS tăng cao thì hình ảnh lại bị xuất hiện hình ảnh bị răng cưa nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chiến game của bạn.
Ngoài ra, chiếc laptop AMD Ryzen 7 này còn trang bị thêm tần số quét khá cao 144 Hz, cho trải nghiệm chiến game mượt mà khi di chuyển nhân vật, tốc độ phản hồi được đáp ứng nhanh chóng hơn, nhạy hơn, hạn chế tình trạng xé hình khi các tựa game nặng, giúp bạn làm chủ mọi trận game.
Tuy sở hữu hiệu năng ấn tượng nhưng bộ nhớ RAM 8 GB chưa thật sự hợp lý. Với bộ nhớ này, bạn chỉ có thể xử lý các công việc nhẹ cùng lúc, nếu bạn vừa muốn chơi game vừa muốn giải quyết các tác vụ nặng thì bạn có thể tháo ra và lắp vào thanh RAM khác để nâng cấp lên tối đa 32 GB, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Tiết kiệm thời gian chờ, khởi động mở hay mở các ứng dụng nặng chỉ trong tích tắc nhờ ổ cứng SSD 512 GB có thể tháo ra, lắp thanh khác tối đa 1 TB. Mở rộng không gian lưu trữ với 1 khe cắm SSD mở rộng, nâng cấp tối đa 1 TB được máy hỗ trợ.
Sau một thời gian trải nghiệm trên chiếc laptop này, theo mình phiên bản HP Gaming VICTUS 16 e0170AX R7 (4R0U7PA) có một cấu hình khỏe cùng một thiết kế sang trọng, bắt mắt, màn hình lớn và tần số quét cao cho bạn tận hưởng không gian chiến game cực đã, xử lý mượt mà mọi tác vụ. Mặc dù phần bản lề của nó không chắc chắn cùng vị trí nút nguồn đặt ở giữa gây sự nhầm lẫn khi bấm nhưng nói chung, đây là chiếc laptop rất phù hợp với các bạn yêu thích việc chơi game, nhân viên văn phòng và cả các bạn làm trong lĩnh vực thiết kế hay sáng tạo nội dung.
Xem thêmLiên hệ 1900 232 460 để được tư vấn (8:00 - 21:30)
↑
Cong
Tư vấn nhiệt tình, máy xài rất êm
Nguyễn Việt Hoàng
Sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân
Máy dùng ok